Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu)

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.
Tận dụng lợi thế nguồn nước và kinh nghiệm nuôi cá lâu năm của vùng, nhiều gia đình đã đào ao thả các loại cá: trắm, chép, mè, trôi, rô phi. Cá địa phương có thời gian nuôi từ 1 – 2 năm/lứa thu hoạch (riêng cá rô phi, thời gian thu hoạch có thể ngắn hơn).
Các loại cá nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, bột ngô, lá sắn nên khi ăn cá có vị tươi, ngọt đậm, chắc thịt. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá ở xã San Thàng, trung bình khi thu hoạch, cá trôi có thể lên đến trên 2kg, trắm 4 – 6kg, chép 1 - 2kg, rô phi dưới 1kg nhưng cũng tùy thuộc vào việc người nuôi cá chọn cá giống loại to hay nhỏ.
Chúng tôi đến thăm 1ha ao cá gia đình ông Nguyễn Văn Thoan, bản Lò Suối Tủng. Ông Thoan tâm sự: Cũng như những nghề khác, nghề cá có những vất vả riêng từ việc chăm sóc cá, đảm bảo nguồn thức ăn (lá ngô, cỏ voi, rau, củ, quả…) đến phòng chống dịch bệnh theo mùa. Nghề cá đem lại thu nhập chính, ổn định cho gia đình tôi. Mỗi năm, trừ mọi chi phí, tôi thu được hơn 150 triệu đồng.
Năng động tiếp cận với thị trường và trở thành người vận chuyển tiêu thụ cá thịt, cá giống là anh Nguyễn Văn Chấn ở bản Phan Lìn. Theo anh Chấn thì trung bình mỗi ngày anh mua trên 1 tạ cá ở các bản trong xã và bán đổ, bán lẻ cho các chợ. Việc làm ổn định này giúp anh có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Anh chia sẻ ở trong xã có những gia đình như ông Nguyễn Văn Hoàng ở bản Duy Phong diện tích ao 3.000m2, mỗi năm anh thu mua gần 2 tấn cá; với những ao rộng như nhà ông Nguyễn Văn Thoan ở bản Lò Suối Tủng phải thu hoạch được trên 3 tấn cá thịt (Giá bán đổ các loại cá trôi, trắm, chép hiện nay là 60.000đồng/kg; cá giống giá từ 110.000 – 120.000 đồng/kg. Giá bán trắm, chép ở chợ 80.000 đồng/kg, trôi 65.000 đồng/kg).
Theo chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng, ngoài kinh nghiệm tự đúc rút trong thời gian nuôi cá, các gia đình còn được xã phối hợp với các đơn vị mở lớp dạy nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Từ đó nắm được kỹ thuật nuôi cá, đặc điểm nghề cá. Khi thực hành nuôi cá, các gia đình được cung cấp cá giống mới, tham gia mô hình nuôi cá.
Khảo sát trên thị trường, chúng tôi nhận thấy nghề nuôi cá ở tỉnh ta có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, lượng cá nhập từ nơi khác về hiện chiếm trên 2/3 thị trường. Chị Lò Thị Yên – phường Tân Phong cho biết: Tâm lý của người tiêu dùng chúng tôi là muốn mua cá của địa phương vì chất lượng hơn hẳn các loại cá nuôi siêu tốc (thời gian nuôi chỉ từ 2 – 3 tháng, cá nặng cân nhưng thịt mềm, nhão, không có vị ngọt đặc trưng và ảnh hưởng sức khỏe người tiêu thụ).
Cùng với xã Bản Giang (huyện Tam Đường), xã San Thàng (thành phố Lai Châu) là địa bàn có nghề cá bền vững, ổn định. Việc nghiên cứu mở rộng diện tích nuôi thủy sản địa phương, vừa đảm bảo nguồn cung cấp cho thị trường, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân cần được xã San Thàng cũng như các địa phương khác quan tâm.
Nguồn bài viết: http://baolaichau.vn/kinh-t%E1%BA%BF/l%C3%A0m-gi%C3%A0u-t%E1%BB%AB-nu%C3%B4i-c%C3%A1-%E1%BB%9F-san-th%C3%A0ng
Có thể bạn quan tâm

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).