Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Đà

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.
Điển hình như hộ gia đình ông Xa Văn Chính – ông không chỉ là người lãnh đạo (Chủ tịch UBND xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc) chỉ đạo bà con mà còn cùng họ bắt tay vào phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông. Gia đình ông đầu tư 9 lồng được đặt gần bến Hiền Lương.
Ông Chính cho biết: “Hộ có điều kiện thì làm lồng bằng khung sắt, lưới và phao nhựa. Còn hộ ít vốn thì tận dụng những cây tre, cây luồng trên rừng để làm lồng. Tùy theo kích cỡ lồng mà thả thật độ phù hợp, tránh thả quá dày. Đặc biệt, nuôi cá ở lòng hồ ít xảy ra dịch bệnh nên rất an toàn, bền vững. Tùy vào loại cá mà nuôi 1 năm/1 lứa hoặc 1 năm/2 lứa. Bình quân năng suất thu được hơn 2 tạ cá/lồng. Cá thương phẩm xuất bán đạt 2 - 3 kg/con (cá trắm cỏ), 0,8- 1kg/con (rô phi đơn tính), 2 - 3,5 kg (trê lai). Một năm từ việc nuôi cá lồng trừ chi phí gia đình ông thu về trên dưới 100 triệu đồng”.
Từ sự mạnh dạn đi đầu của Chủ tịch UBND xã - Xa Văn Chính, nhiều hộ đã làm theo và đem lại hiệu quả. Đến nay, toàn xã đã có tổng số 179 lồng nuôi cá tập trung ở các xóm thuộc vùng hồ là Doi, Dưng, Mơ, Ké. Các loài cá được nuôi như trắm cỏ, cá chiên, trê lai, rô đơn tính, cá bỗng, cá nheo... Sản lượng bình quân mỗi lồng nuôi cá thu hoạch từ 2 đến 2,5 tạ cá/lồng, sau khi trừ chi phí đầu tư thu lãi khoảng 7 đến 10 triệu đồng/lồng. Nhờ phát triển nghề nuôi cá lồng đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân, giúp họ có cuộc sống ổn định và nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.
Rời xã Hiền Lương chúng tôi có chuyến lên thăm mô hình cá lồng ở xã Thung Nai (huyện Cao Phong). Đó là mô hình cá lồng của gia đình anh Trần Văn Tín, mô hình của anh được mọi người đánh giá là rất “quy mô và hoành tráng”. Từ bờ ra tới khu vực nuôi cá của anh cũng mất vài cây số đi bằng thuyền. Khi bước chân lên lồng bè, cảm nhận những chiếc lồng rất kiên cố bởi trên bề mặt lối đi hàn bằng những tấm sắt, còn khung lồng được hàn, nối bằng những ống tuýp nước nên rất vững chắc. Gặp anh Trần Văn Thắm – người quản lý trang trại nuôi cá cho biết: “Chủ trang trại này là anh Trần Văn Tín là người có “tên tuổi” trong phát triển nghề nuôi cá lồng ở sông Kinh Thầy tại tỉnh Hải Dương. Lên đây phát triển nghề cá lồng tại vùng lòng hồ sông Đà. Để có được những lồng bè như bây giờ, anh Tín đã bỏ số vốn rất lớn tính bằng tiền tỷ, với 100 lồng và đưa vào sử dụng được gần một nửa. Dự tính cuối năm nay cũng đưa vào sử dụng nốt. Cá ở đây đủ loài, từ những loài thường nuôi như cá rô phi, cá chép, cá trắm, trắm ốc…cho đến những loài đặc sản như cá ngạnh vàng, ngạnh sông, cá lăng chấm, lăng vàng, điêu hồng… Dẫn chúng tôi tham quan quanh khu vực nuôi cá, được anh giới thiệu về nhiều loài cá cò giá trị kinh tế cao. Nhìn khu nuôi cá quy mô như vậy, hứa hẹn sắp có những lứa cá bội thu.
Ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng là tiết kiệm được diện tích mặt nước, ngoài ra, do lưu lượng nước thay đổi liên tục nên môi trường nuôi cá trên lòng hồ sạch hơn, vì thế cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao.
Từ những thành công bước đầu của một số mô hình nuôi cá lồng trên sông, đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nuôi trồng thủy sản nơi đây, góp phần giúp ngành thủy sản từng bước hướng tới sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, bệnh chổi rồng đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, đặc biệt là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Trước tình hình này, một giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm chổi rồng.

Thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh liên tiếp được mùa sò mai biển. Không chỉ thu hoạch với số lượng lớn, bán giá trị cao mang lại thu nhập cho lao động trên thuyền mà còn tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm lao động khác trên bờ.

Sau khi nhập về Đà Lạt (Lâm Đồng), khoai tây Trung Quốc được “mặc áo” đất đỏ để đánh lừa người tiêu dùng. Bằng “công nghệ” này, khoai tây Trung Quốc có thể tăng giá lên đến 3 lần.

Ông Nguyễn Văn Mười, xã Long Hưng (Châu Thành - Tiền Giang), được nhiều người biết đến bởi sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, giúp gia đình mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Liễm, nếu nuôi chuyên tôm lãi rất lớn nhưng mật độ rủi ro rất cao. Năm 2014, gia đình thả nuôi 3 ha, với hơn 30 vạn con giống, năm nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích ao hồ nuôi của gia đình không bị dịch. Lâu lắm rồi gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, cá, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá, ông Liễm phấn khởi.