Làm Giàu Từ Nuôi Cá Kèo Ở Bạc Liêu

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.
Tự tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi cá kèo từ bạn bè, qua sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng, ông Thọ đã mạnh dạn chọn nuôi cá kèo thay thế con tôm. Ông Thọ chia sẻ: “Tôi bắt đầu nuôi cá kèo khi mà con tôm không còn cho hiệu quả kinh tế cao”. Sau 6 năm chuyển đổi vật nuôi, hiện nay, gia đình ông Thọ có 11 ao nuôi cá kèo trên diện tích 3 ha với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng/vụ nuôi. Sau mỗi vụ nuôi (từ 3 - 5 tháng) mỗi ao nuôi cho năng suất từ 11 - 13 tấn cá. Với giá cá kèo trên thị trường như hiện nay (dao động từ 50 - 70 ngàn đồng), hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông Thọ thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Theo ông Thọ, cá kèo là loài thủy sản dễ nuôi, tỷ lệ đạt đầu con cao, giá đầu ra ổn định, thị trường con giống dồi dào, chi phí thấp, lại dễ dàng trong khâu chăm sóc… nên nuôi cá kèo dễ thành công hơn nuôi tôm. Trung bình, cứ 1 ao nuôi với 4.000 m2 mặt nước thì tiền đầu tư con giống và thức ăn khoảng 450 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/vụ.
Ông Thọ đang thực hiện thành công quy trình nuôi cá kèo nghịch mùa. Nghĩa là thả cá vào khoảng tháng giêng và thu hoạch vào khoảng tháng 7 âm lịch. Nuôi cá kèo mùa nghịch mang lại lợi nhuận cao vì giá cá trên thị trường từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, thay vì khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg như mùa thuận.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/9, tại Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh, thôn Giàng Tra, xã Sa Pả, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Chất lượng nông nghiệp lâm - thủy sản vùng 1 tổ chức đánh giá điều kiện tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau ôn đới.

Đến thời điểm này, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã chuẩn bị 30.000 cây giống bưởi Múc, đảm bảo đủ giống cho các hộ dân đăng ký trồng mới.

Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá tầm tại trại cá Cấm Sơn, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiếp tục nhân rộng với khoảng 8 vạn con bao gồm cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.

Cam, quýt xã Quang Thuận, thuộc huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và là cây giảm nghèo, làm giàu cho nhân dân. Tuy nhiên, nhiều diện tích bị già cỗi, sâu bệnh gây chết cây đang làm cho người dân lo lắng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xuống giống được 36.298 ha mì. Trong đó vụ Đông Xuân 2014 - 2015 trồng mới 23.326 ha, Vụ Hè Thu 2015 trồng mới được 11.203 ha, (đạt 62,% kế hoạch) bằng 134,5% so cùng kỳ năm 2014.