Làm Giàu Từ Nghề Làm Lờ Cá

Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.
Không cam chịu cảnh nghèo
Là con của một gia đình nông dân Khmer nghèo khó, học chưa hết lớp 6 trường làng, ông đã phải bỏ học để phụ giúp cha mẹ lo cho cuộc sống gia đình. Đến năm 1974, ông Lợi lập gia đình với một phụ nữ cùng ấp, với tài sản lớn nhất từ cha mẹ cho là 1ha đất phèn chủng, năn sậy mọc dày đặc chẳng thể trồng trọt được thứ gì.
Với ý chí muốn thoát nghèo từ 1ha đất nhà mình, sau nhiều lần tính toán, Hai Lợi cùng một số hộ dân lân cận quyết định lên khuôn, bao ngạn phần đất ruộng để tháo úng xổ phèn, giữ ngọt, cải tạo làm được lúa 2 vụ. Rồi cái ăn của gia đình đã được đảm bảo, ông Hai Lợi bắt đầu tính toán đến chuyện làm giàu. Suy đi tính lại, ông quyết định chọn nghề làm lờ lưới truyền thống (một dụng cụ bắt cá của người dân miền Tây – PV).
Kể lại với chúng tôi về những ngày đầu khó khăn trong con đường lập nghiệp của mình, Hai Lợi nói: “Thấy vùng đất này là “xứ cá” nhưng bà con phải đi đến tận huyện Trần Văn Thời hoặc Cà Mau để mua lờ về đặt cá. Thấy vậy, tôi quyết định chọn nghề này làm nghề tay trái nhưng cũng là nghề thu nhập chính của gia đình”. Với bản tính dám nghĩ dám làm, Hai Lợi bắt tay cùng vợ và các con mua tre về đan lờ để bán.
Giúp nhiều hộ thoát nghèo
Nghề làm lờ lưới của ông Hai Lợi đã giúp cho nhiều hộ dân nghèo khó xã Khánh Bình Đông thoát nghèo, phát triển ổn định hơn 20 năm qua.
Ngoài việc làm giàu cho gia đình mình, Hai Lợi còn nhiệt tình chỉ dẫn cho nhiều gia đình nghèo khó khác trong vùng cách làm lờ để vươn lên thoát nghèo. “Một người có thể làm được 5 - 7 cái lờ/ngày, trừ chi phí, lấy công làm lời mỗi người có thể kiếm được từ 50–100 ngàn đồng/ngày” - Hai Lợi cười tươi cho biết.
Chị Nguyễn Thị Phượng người cùng xã với ông Hai Lợi, nói: “Từ khi ông Hai Lợi chỉ cho cái nghề làm lờ lưới này, vợ chồng tôi không còn đi làm thuê cực khổ như trước, mà thu nhập gia đình ngày càng ổn định hơn”.
Ông Nguyễn Đồng Khởi - Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông nhận xét: “Ở xã Khánh Bình Đông này có rất nhiều hộ giàu là đồng bào dân tộc Khmer, nhưng việc dạy lại nghề cho bà con trong xóm để cùng nhau làm giàu như ông Hai Lợi là một việc làm thực sự có ý nghĩa. Địa phương luôn biểu dương những người có tinh thần cao cả như ông Lợi”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ phát huy tốt tinh thần cộng đồng trong xây dựng NTM, xã Ninh Lai, Sơn Dương (Tuyên Quang) đang tiến nhanh về đích. Dự kiến hết năm nay, Ninh Lai sẽ là một trong những xã đầu tiên của huyện đạt đủ 19/19 tiêu chí.

Gần 40 năm mày mò, gắn bó với cây ăn quả, nông dân Triệu Tiến Ích đã sáng tạo nên loại cây ăn quả của riêng mình. Với thành công từ nhãn lồng chín muộn, ông Triệu Tiến Ích - Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức đã vinh dự công dân Thủ đô ưu tú.

Cây xạ đen có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân, vụ Thu. Vào vụ Xuân, nên trồng cây từ tháng 1-4, vụ Thu từ tháng 9-10.

Trong tháng 9 vừa qua, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của Hà Nội đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đánh dấu việc lần đầu nhãn chín muộn đã thâm nhập được vào thị trường khó tính nhất thế giới.

Sáng 3.10, tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới.