Làm Giàu Từ Nghề Làm Lờ Cá

Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.
Không cam chịu cảnh nghèo
Là con của một gia đình nông dân Khmer nghèo khó, học chưa hết lớp 6 trường làng, ông đã phải bỏ học để phụ giúp cha mẹ lo cho cuộc sống gia đình. Đến năm 1974, ông Lợi lập gia đình với một phụ nữ cùng ấp, với tài sản lớn nhất từ cha mẹ cho là 1ha đất phèn chủng, năn sậy mọc dày đặc chẳng thể trồng trọt được thứ gì.
Với ý chí muốn thoát nghèo từ 1ha đất nhà mình, sau nhiều lần tính toán, Hai Lợi cùng một số hộ dân lân cận quyết định lên khuôn, bao ngạn phần đất ruộng để tháo úng xổ phèn, giữ ngọt, cải tạo làm được lúa 2 vụ. Rồi cái ăn của gia đình đã được đảm bảo, ông Hai Lợi bắt đầu tính toán đến chuyện làm giàu. Suy đi tính lại, ông quyết định chọn nghề làm lờ lưới truyền thống (một dụng cụ bắt cá của người dân miền Tây – PV).
Kể lại với chúng tôi về những ngày đầu khó khăn trong con đường lập nghiệp của mình, Hai Lợi nói: “Thấy vùng đất này là “xứ cá” nhưng bà con phải đi đến tận huyện Trần Văn Thời hoặc Cà Mau để mua lờ về đặt cá. Thấy vậy, tôi quyết định chọn nghề này làm nghề tay trái nhưng cũng là nghề thu nhập chính của gia đình”. Với bản tính dám nghĩ dám làm, Hai Lợi bắt tay cùng vợ và các con mua tre về đan lờ để bán.
Giúp nhiều hộ thoát nghèo
Nghề làm lờ lưới của ông Hai Lợi đã giúp cho nhiều hộ dân nghèo khó xã Khánh Bình Đông thoát nghèo, phát triển ổn định hơn 20 năm qua.
Ngoài việc làm giàu cho gia đình mình, Hai Lợi còn nhiệt tình chỉ dẫn cho nhiều gia đình nghèo khó khác trong vùng cách làm lờ để vươn lên thoát nghèo. “Một người có thể làm được 5 - 7 cái lờ/ngày, trừ chi phí, lấy công làm lời mỗi người có thể kiếm được từ 50–100 ngàn đồng/ngày” - Hai Lợi cười tươi cho biết.
Chị Nguyễn Thị Phượng người cùng xã với ông Hai Lợi, nói: “Từ khi ông Hai Lợi chỉ cho cái nghề làm lờ lưới này, vợ chồng tôi không còn đi làm thuê cực khổ như trước, mà thu nhập gia đình ngày càng ổn định hơn”.
Ông Nguyễn Đồng Khởi - Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông nhận xét: “Ở xã Khánh Bình Đông này có rất nhiều hộ giàu là đồng bào dân tộc Khmer, nhưng việc dạy lại nghề cho bà con trong xóm để cùng nhau làm giàu như ông Hai Lợi là một việc làm thực sự có ý nghĩa. Địa phương luôn biểu dương những người có tinh thần cao cả như ông Lợi”.
Có thể bạn quan tâm

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Ngày 20/8, Trung tâm giống thủy sản nước ngọt (Sở NN&PTNT) đã tổ chức tham quan, đánh giá mô hình ương giống cá Chép tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.