Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Mía Theo Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cánh tay bị bại liệt nhưng ông lại là chủ trang trại mía cao sản ở huyện Sơn Hòa. Niên vụ mía 2013-2014, ông là nông dân đầu tiên ở Phú Yên liên kết “4 nhà” trồng cánh đồng mía mẫu lớn áp dụng cơ giới hóa.
Mặc dù thời gian qua nắng hạn gay gắt kéo dài nhưng trang trại mía đến kỳ thu hoạch của gia đình ông Hà Châu Ánh (sinh năm 1961) tại xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa vẫn xanh bạt ngàn, còn số diện tích mới trồng nhú mầm xanh tươi tốt. Ông Ánh cho hay: “Năm nay do ảnh hưởng nắng hạn nên năng suất mía giảm, chỉ đạt 75 tấn/ha, trong khi mấy năm trước, năng suất 80 tấn/ha trở lên. Tuy vậy, so với nhiều người xung quanh, mía của gia đình tôi năng suất vượt trội”. Cũng theo ông Ánh, muốn trồng mía có lãi phải áp dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống mía có năng suất cao và phù hợp thổ nhưỡng từng vùng đất. “Vì tật nguyền nên tôi chỉ nói cho công nhân làm theo, chứ không cầm tay chỉ việc được. Nếu không có mình, công nhân canh tác theo tập quán cũ thì làm sao mía tốt, có lãi nhiều được”, ông Ánh giãi bày.
Trước đây, ông Ánh lái xe cho Huyện ủy Sơn Hòa, sau đó, do cánh tay trái bị bại liệt nên ông xin nghỉ việc. Không chịu cảnh “ăn không ngồi rồi” và vượt lên bệnh tật, ông quyết định mưu sinh bằng cách mua đất trồng mía. Ở xã Ea Chà Rang chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số Chăm H’ Roi, Ba Na sinh sống. Ranh giới canh tác giữa các đám (thửa) mía được bà con chừa lại thường là cây bụi để làm hàng rào ngăn cách lối đi. Khi mua đất, ông thuê nhân công khai hoang liền vùng, liền thửa hình thành vùng mía rộng lớn. Ông đầu tư trồng các loại giống mía cao sản K8329, KK3, D125 mới du nhập về địa phương. Từ ngày trồng các giống mía cao sản, năng suất đạt 80 tấn/ha, 2 năm liền giá mía ổn định 950.000 đồng/tấn, nên mỗi năm ông thu trên 1 tỉ đồng.
Được sự khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ của Sở NN-PTNT, niên vụ mía 2013 - 2014, ông Ánh thực hiện liên kết “4 nhà” trồng mía bằng cơ giới hóa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích trên 10ha trong trang trại rộng 40ha. Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho hay: “Mô hình trồng mía của ông Hà Châu Ánh là mô hình điểm của tỉnh. Đây là mô hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, bón phân đến làm cỏ, giúp cây mía tăng khả năng chống hạn và giảm chi phí 1,5 triệu đồng/ha so với cách trồng truyền thống. Mô hình được Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Hoàng Long Vina (Phú Yên) hỗ trợ 30% giá phân bón NPK;
Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam hỗ trợ giống, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm; Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam hỗ trợ máy trồng mía. Việc áp dụng cơ giới hóa trồng mía, hom mía được lấp sâu, đủ độ ẩm, khả năng chống hạn tốt. Mô hình này sẽ đưa năng suất mía tăng lên khoảng 90 tấn/ha với hàm lượng chữ đường cao. Việc liên kết “4 nhà” xây dựng các mô hình cánh đồng mía mẫu lớn nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành hạ, tăng hiệu quả đầu tư, tạo sức cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước. Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện nay, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.