Làm Giàu Từ Mô Hình Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Quy Mô Lớn

Dù gia đình có hơn 2 ha cà phê kinh doanh với nguồn thu khá ổn định song ông Nguyễn Hoàng Chương ở xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vẫn luôn trăn trở với ý định mở trang trại chăn nuôi lợn.
Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.
Thời gian đầu việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2010 đàn lợn trên 100 con của gia đình ông đang chuẩn bị xuất chuồng thì lăn ra chết vì dịch bệnh tai xanh, gây thiệt hại trên 400 triệu đồng. May mắn là sau đợt dịch đó, gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ trên 100 triệu đồng; đồng thời vườn cà phê được mùa, được giá, góp phần giúp gia đình ông vượt qua giai đoạn khó khăn.
Không nản lòng, ông Chương tiếp tục tìm hiểu và học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn qua phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo. Cũng thời gian này, cậu con trai đầu tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp có thể sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình về kiến thức chăn nuôi.
Ông đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, phát triển thêm đàn lợn. Trong trang trại của ông lúc nào cũng có từ 40-50 con lợn nái sinh sản, trên 150 con lợn thương phẩm (lợn thịt), 120-150 con lợn sau cai sữa và hàng trăm con lợn con. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, việc chăn nuôi của gia đình ông đã có kết quả khả quan, thu nhập từ chăn nuôi lợn đạt từ 150 - 180 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, với diện tích cà phê kinh doanh trên 2 ha và 2.000 m2 lúa nước, hằng năm trừ chi phí đầu tư cho gia đình ông thêm nguồn thu nhập từ 140-150 triệu đồng. Mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã mang lại cho gia đình ông Chương cuộc sống khá giả.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Chương còn thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong thôn xóm cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt, ngành chăn nuôi gia cầm đang tìm hướng đi mới. Thay vì tập trung vào chăn nuôi gà công nghiệp, các chuyên gia cho rằng nên tìm các thị trường ngách như gà thả vườn, gà đồi và trứng muối để né cạnh tranh khi hội nhập.

Sáng 24.9, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh nhằm đánh giá tình hình KT-XH 9 tháng đầu năm 2015 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm.

Thời gian qua, huyện Vĩnh Thạnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường (VSMT) và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Sau gần 4 năm đầu tư nuôi gà thịt thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, chi phí đầu tư lớn, hao hụt và thất thoát cũng không nhỏ bởi dịch bệnh vật nuôi hay xảy ra anh Đặng Quốc Lộc quyết tâm tìm tòi mô hình chăn nuôi mới.
Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ phát triển sự nghiệp, từ năm 2011 đến nay, huyện Vân Canh đã xây dựng được 47 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí trên 1,41 tỉ đồng, áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.