Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Quy Mô Lớn

Làm Giàu Từ Mô Hình Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Quy Mô Lớn
Ngày đăng: 26/06/2014

Dù gia đình có hơn 2 ha cà phê kinh doanh với nguồn thu khá ổn định song ông Nguyễn Hoàng Chương ở xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vẫn luôn trăn trở với ý định mở trang trại chăn nuôi lợn.

Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.

Thời gian đầu việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2010 đàn lợn trên 100 con của gia đình ông đang chuẩn bị xuất chuồng thì lăn ra chết vì dịch bệnh tai xanh, gây thiệt hại trên 400 triệu đồng. May mắn là sau đợt dịch đó, gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ trên 100 triệu đồng; đồng thời vườn cà phê được mùa, được giá, góp phần giúp gia đình ông vượt qua giai đoạn khó khăn.

Không nản lòng, ông Chương tiếp tục tìm hiểu và học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn qua phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo. Cũng thời gian này, cậu con trai đầu tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp có thể sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình về kiến thức chăn nuôi.

Ông đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, phát triển thêm đàn lợn. Trong trang trại của ông lúc nào cũng có từ 40-50 con lợn nái sinh sản, trên 150 con lợn thương phẩm (lợn thịt), 120-150 con lợn sau cai sữa và hàng trăm con lợn con. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, việc chăn nuôi của gia đình ông đã có kết quả khả quan, thu nhập từ chăn nuôi lợn đạt từ 150 - 180 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, với diện tích cà phê kinh doanh trên 2 ha và 2.000 m2 lúa nước, hằng năm trừ chi phí đầu tư cho gia đình ông thêm nguồn thu nhập từ 140-150 triệu đồng. Mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã mang lại cho gia đình ông Chương cuộc sống khá giả.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Chương còn thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong thôn xóm cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Ngư Dân Vi Phạm, Chính Quyền... “Bó Tay” Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Ngư Dân Vi Phạm, Chính Quyền... “Bó Tay”

Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND, ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô.

16/05/2014
Dưa Bở Mất Mùa, Mất Giá Dưa Bở Mất Mùa, Mất Giá

Những ngày này, nông dân trồng dưa bở trên địa bàn huyện Gia Viễn (Ninh Bình) đang hối hả bước vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên năng suất dưa giảm, giá cả cũng xuống thấp khiến bà con không khỏi lo lắng.

16/05/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Nhiều Hệ Lụy Về Môi Trường Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Nhiều Hệ Lụy Về Môi Trường

Sáng ngày 14/5, Tổng Cục Thuỷ sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại các tỉnh Nam bộ.

17/05/2014
Người Hoàn Lương Trở Thành Tỷ Phú Người Hoàn Lương Trở Thành Tỷ Phú

Đó là Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận - An Giang) từng phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức” và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được UBND huyện Thoại Sơn và UBND tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích “sản xuất và kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.

17/05/2014
Để Nuôi Thỏ Phát Triển Bền Vững Để Nuôi Thỏ Phát Triển Bền Vững

Thời gian gần đây, những người nuôi thỏ đang vui mừng trước thông tin có một công ty của Nhật sẽ thu mua thỏ nguyên liệu về làm dược phẩm với số lượng lớn và giá cả ổn định. Trước cơ hội này, nhiều nông dân muốn bắt tay vào nuôi hoặc mở rộng đầu tư quy mô lớn.

17/05/2014