Làm Giàu Từ Mô Hình Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Quy Mô Lớn

Dù gia đình có hơn 2 ha cà phê kinh doanh với nguồn thu khá ổn định song ông Nguyễn Hoàng Chương ở xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vẫn luôn trăn trở với ý định mở trang trại chăn nuôi lợn.
Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.
Thời gian đầu việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2010 đàn lợn trên 100 con của gia đình ông đang chuẩn bị xuất chuồng thì lăn ra chết vì dịch bệnh tai xanh, gây thiệt hại trên 400 triệu đồng. May mắn là sau đợt dịch đó, gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ trên 100 triệu đồng; đồng thời vườn cà phê được mùa, được giá, góp phần giúp gia đình ông vượt qua giai đoạn khó khăn.
Không nản lòng, ông Chương tiếp tục tìm hiểu và học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn qua phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo. Cũng thời gian này, cậu con trai đầu tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp có thể sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình về kiến thức chăn nuôi.
Ông đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, phát triển thêm đàn lợn. Trong trang trại của ông lúc nào cũng có từ 40-50 con lợn nái sinh sản, trên 150 con lợn thương phẩm (lợn thịt), 120-150 con lợn sau cai sữa và hàng trăm con lợn con. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, việc chăn nuôi của gia đình ông đã có kết quả khả quan, thu nhập từ chăn nuôi lợn đạt từ 150 - 180 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, với diện tích cà phê kinh doanh trên 2 ha và 2.000 m2 lúa nước, hằng năm trừ chi phí đầu tư cho gia đình ông thêm nguồn thu nhập từ 140-150 triệu đồng. Mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã mang lại cho gia đình ông Chương cuộc sống khá giả.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Chương còn thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong thôn xóm cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15/4, khi tát ao nuôi tôm công nghiệp đã bỏ hoang từ 2 năm qua để chuẩn bị nuôi trở lại, ông Phan Văn Công, khóm 6, phường 6, TP Cà Mau bắt được con cua “khủng” nặng 2,15 kg trước sự bất ngờ của nhiều người trong khóm đến xem.

Theo ông Phạm Văn Khánh - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TX. Vĩnh Châu, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Sóc Trăng, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh luôn tập trung ưu tiên vốn đầu tư cho lĩnh vực nuôi tôm.

Cùng với những kết quả đạt được trong nuôi trồng thủy sản, hiện nay lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như công tác thanh, kiểm tra giống còn bất cập, hệ thống thủy lợi nội vùng ít được quan tâm đầu tư cải tạo, nạo vét, môi trường nuôi đang suy giảm...

Các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) tôm sang 2 thị trường EU và Nhật Bản cần kiểm soát chặt dư lượng kháng sinh Oxytetracycline trước khi XK để tránh bị trả về.

Theo đánh giá của Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương, có khoảng 50% lượng phân bón lưu hành ở nước ta bị làm giả. Tình trạng đáng báo động này hiện cũng đã lan rộng sang các mặt hàng thuốc thú y thủy sản.