Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Tôm

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
Để tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, sau quá trình tìm hiểu và học hỏi, anh quyết tâm đầu tư vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Những năm đầu tiên, do chưa nắm bắt kỹ thuật, vốn ít, độ rủi ro khá lớn nên có những vụ tôm anh bị mất trắng.
Thêm vào đó, môi trường, nguồn nước, dịch bệnh xảy ra liên tục nhưng chưa có thuốc điều trị, nguồn thức ăn kém chất lượng đã ảnh hưởng lớn đến năng suất tôm. Tưởng chừng không đứng vững, nhưng với quyết tâm không chùn bước trước những khó khăn, thử thách. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn do địa phương và Hội Nông dân tỉnh tổ chức anh đã nắm được kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm và từng bước mở rộng diện tích.
Đến nay, việc nuôi tôm đã khá thuận lợi, thị trường ổn định, giá thành phù hợp. Nhờ vậy, vài năm sau khi đầu tư, diện tích nuôi tăng lên 1,5 ha và đến năm 2013 là 2ha, mỗi năm nuôi 3 vụ năng suất bình quân đạt từ 1,5 – 2 tạ/sào.
Chia sẻ về kinh nghiệm để đạt được thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Côn cho biết: Đầu tiên là con giống phải đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn của tôm phải đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của tôm, giữ môi trường nuôi tôm ổn định, không bị ô nhiễm. Và thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm.
Hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng, tạo việc làm theo thời vụ cho 20 lao động địa phương.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn truyền kinh nghiệm và nhiệt tình hướng dẫn hội viên nông dân cùng tham gia phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình. Ngoài ra, có điều kiện về kinh tế, gia đình anh đã giúp đỡ và hỗ trợ cho 7 hộ nghèo về vốn, tích cực tham gia đóng góp các nguồn quỹ do địa phương và Hội Nông dân vận động.
Có thể bạn quan tâm

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đồi núi, chỉ phù hợp trồng rừng. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh luôn chú trọng công tác trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng.