Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc
Ngày đăng: 01/11/2013

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình khép kín chăn nuôi heo siêu nạc, gia đình chị Nguyễn Thị Duy, thôn Sơn Lý, xã Sơn Lộc (Bố Trạch - Quảng Bình) thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.

Ở vùng quê vốn chỉ biết mỗi nghề nông, việc hình thành một trang trại nuôi heo siêu nạc rất ít người nông dân quan tâm. Trước năm 2004, cũng như bao hộ gia đình khác, gia đình chị Nguyễn Thị Duy cũng chỉ nuôi vài con heo để tận dụng những sản phẩm thừa từ hạt lúa, củ khoai đồng thời để cải thiện kinh tế gia đình mà không hề nghĩ tới kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi heo và kiến thức làm giàu từ heo. Chính vì thế dẫu cần cù, chịu thương chịu khó nhưng gia đình chị vẫn rất khó khăn.

Với suy nghĩ phải thay đổi cách làm để cải thiện cuộc sống và đầu tư cho 3 đứa con ăn học, năm 2004, gia đình chị Duy bắt đầu phát triển trang trại chăn nuôi heo siêu nạc. Ban đầu, gia đình chị chỉ tập trung đầu tư mô hình chăn nuôi heo thịt, nhưng sau mỗi lứa xuất bán lại khó khăn trong việc mua con giống về nuôi. Nhận thấy chỉ nuôi heo thịt không chủ động được nguồn giống và mua giống lợn từ nơi khác về nuôi không rõ nguồn gốc xuất xứ, khó kiểm soát dịch bệnh, trong khi nhu cầu mua heo giống của bà con nông dân trong và ngoài xã rất lớn, cuối năm 2005, gia đình chị đã nuôi thêm cả heo nái sinh sản để cung cấp giống cho gia đình và bà con trong vùng.

Khi quyết định làm giàu từ mô hình chăn nuôi heo, gia đình chị xác định phải đi theo mô hình khép kín trong chăn thả, chủ động cả con nái, đực nhảy và con giống cho trang trại của mình. Bên cạnh đó, anh chị không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về thú y để bảo đảm khâu phòng dịch cho vật nuôi.

Nhờ có kiến thức về chăn nuôi và đầu tư bài bản nên trang trại của gia đình chị Duy vẫn đứng vững và sản xuất có hiệu quả dù cho có thời điểm các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện lao đao vì dịch lợn tai xanh và các dịch bệnh thông thường khác. Nhờ vậy mà trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của chị Duy ở xã Sơn Lộc đã có thương hiệu.

Hiện nay gia đình anh chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố chia làm 3 khu vực, khu nuôi lợn nái sinh sản, khu nuôi lợn con sau khi tách mẹ và khu nuôi lợn thịt siêu nạc. Hiện gia đình chị có 30 heo nái đẻ, 165 heo thịt. Trung bình mỗi năm gia đình anh chị thu lãi trên 100 triệu đồng từ heo thịt và heo giống.

Về kinh nghiệm nuôi heo siêu nạc, chị Duy thổ lộ: "Chăn nuôi quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra thú y và giữ cho nhiệt độ của chuồng lợn hợp lý.

Chính vì vậy gia đình tôi đã chủ động tìm hiểu qua sách báo và sự hướng dẫn của nhân viên thú y để bảo đảm môi trường chăn nuôi an toàn, tiêm ngừa dịch bệnh cho lợn đúng thời điểm và liều lượng".

Kể từ năm 2006 đến nay, gia đình chị Duy thường xuyên duy trì 30 lợn nái sinh sản lấy lợn con giống để nuôi thương phẩm và xuất bán heo giống cho bà con lân cận. Các lứa heo con được sinh ra gối nhau nên chuồng nuôi heo thương phẩm nhà anh chị lúc nào cũng có khoảng 150 - 200 con. Với qui mô chăn nuôi khá lớn như vậy nhưng mọi công việc từ cho ăn, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng... đều do hai vợ chồng chị tự tay đảm nhận mà không thuê mướn thêm nhân công. Nhờ mạnh dạn áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cùng với những kinh nghiệm tích lũy và sự cần cù nên đàn heo của gia đình chị Duy rất ít bị mắc bệnh.

Với kinh nghiệm 10 năm chăn nuôi heo theo quy trình khép kín, chị Duy cho biết thêm: "Nuôi lợn dễ, nhưng cần theo đúng quy trình kỹ thuật. Nuôi và chăm sóc không đúng kỹ thuật thì bán nhà trả nợ như chơi. Trong chăn nuôi, cần giữ uy tín với nhà phân phối thức ăn, vì heo không thể thiếu ăn dù chỉ một bữa. Đặc biệt, trang trại cần có hầm Bioga để tận dụng phân thải, đồng thời để bảo vệ môi trường".

Cuộc sống của gia đình chị sau 12 năm phát triển trang trại nuôi lợn ngày càng khá giả. Mục tiêu đầu tư cho con cái học hành gia đình chị đã thực hiện được. Hiện tại đứa con lớn của chị đang du học tại Nhật, đứa thứ hai đang theo học Cao học ở Huế và đứa thứ ba chuẩn bị đi du học ở Úc.

Sau cơn bão số 10, mặc dù chuồng trại bị tốc mái nhưng gia đình chị vẫn bảo vệ an toàn cho đàn heo. Ngay sau bão, chị đã nhờ bà con, hàng xóm đến khắc phục chuồng trại nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm cho đàn heo có chỗ ở kín đáo và an toàn.


Có thể bạn quan tâm

“Sống Lại” Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Thành Phố Hòa Bình “Sống Lại” Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Thành Phố Hòa Bình

Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.

17/09/2014
Ngư Dân Khánh Hòa Bọc Nhựa Cho Tàu Cá Vươn Khơi Ngư Dân Khánh Hòa Bọc Nhựa Cho Tàu Cá Vươn Khơi

Tại Hợp tác xã đóng tàu Song Thủy, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, chiếc tàu cá KH 03132 của ngư dân Nguyễn Thanh Hải đang được các công nhân bọc composite.

17/09/2014
Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu

Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.

17/09/2014
Ông Mấu Văn Gớ Làm Giàu Nhờ Nuôi Dê Ông Mấu Văn Gớ Làm Giàu Nhờ Nuôi Dê

Năm 2003, gia đình ông Mấu Văn Gớ chuyển từ làng cũ dưới lòng hồ Sông Trâu về sinh sống tại khu tái định cư thôn Ma Trai. Khởi nghiệp từ 5 con dê bách thảo, ông Gớ biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, hằng ngày chăn thả gia súc dưới những cánh rừng neem.

17/09/2014
Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi Cây Trồng Biến Đổi Gen An Toàn Với Sức Khỏe Vật Nuôi

Một báo cáo khoa học gần đây tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỷ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen đã kết luận rằng, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.

17/09/2014