Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng
Mô hình nuôi gà lai Đông Tảo và ngan Pháp của gia đình anh Bùi Văn Đại, thôn Trung Hòa, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng (Hà Nam) là một mô hình như thế.
Kinh tế chủ yếu thuần nông, trước đây, gia đình anh cũng nghèo khó, vất vả như bao gia đình khác trong thôn, trong xã. Cuối năm 2011, anh bàn tính với gia đình quyết định đầu tư vào nuôi gà, ngan. Để có vốn, anh Đại đã làm đơn vay ngân hàng Nông nghiệp huyện được 100 triệu và tiền vay thêm anh em bạn bè tổng cộng được khoảng gần 300 triệu đồng. Cầm số tiền lớn trong tay mà anh vừa mừng lại vừa lo. Anh tính toán chia ra từng khoản, khoản để xây dựng chuồng trại và mua các dụng cụ phục vụ chăn nuôi, khoản dành để mua con giống. Để có được con giống tốt anh đã lặn lội ra tận Phú Xuyên (Hà Nội) để lấy. Khi mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên gia đình anh chỉ đầu tư nuôi khoảng 200 – 300 gà mái đẻ và 100 con ngan thịt.
Vừa nuôi anh vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước từ khâu chọn giống đến cách làm chuồng trại hợp lý, phòng chống dịch bệnh. Ngay cả việc cho ăn cũng phải hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của gà để chúng hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất. Qua năm đầu, nhờ chịu khó mày mò học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi nên mô hình chăn nuôi gà, ngan của anh phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế.
Thấy được hiệu quả cũng như nắm được kinh nghiệm trong chăn nuôi giúp anh vững tin hơn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, sau hơn 3 năm nuôi tổng đàn gà, ngan đẻ là hơn 2000 con. Gia đình anh Đại đã có 2 khu chuồng trại chăn nuôi gà, ngan đẻ với tổng diện tích khoảng 500m2. Anh Đại chia sẻ: “Chăn nuôi con gì cũng vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng, phải tiêm phòng, cho uống thuốc. Nếu thấy gà có dấu hiệu bị bệnh phải kịp thời cách ly để khỏi lây lan đến con khác. Ngoài ra, vào lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột cần theo dõi và cho ăn khẩu phần thức ăn hợp lý. Mùa này gà cần nhiều năng lượng để hoạt động và tăng sức đề kháng. Ngoài các loại thức ăn có sẵn trong nhà như lúa, ngô, gia đình còn cho gà ăn thêm các loại bột và thức ăn công nghiệp khác. Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ để phòng trừ các nguồn bệnh…”
Nhờ chăn nuôi tốt lên đàn gà, ngan đẻ của gia đình anh đẻ trứng rất đều. Cứ trung bình 1000 con gà, ngan mái đẻ anh để khoảng 300 con trống. Đầu năm 2015 anh đã xuất bán số lượng gà, ngan đẻ loại thải với 1,2 tấn gà và 1 tấn ngan. Cũng đầu năm 2015 này anh Đại đã đầu tư mua mấy ấp trứng để phục vụ con giống cho chính gia đình mình cũng như cung cấp giống cho bà con và các vùng lận cận. Trung bình 1 tháng anh đưa vào ấp khoảng được 2 – 3 vạn trứng gà, ngan. Sản phẩm làm ra anh không phải lo vì thương lái khắp nơi đến đặt mua. Trừ mọi khoản chi phí cuối năm 2014 anh hoạch toán lãi được 300 triệu đồng/năm.
Không chỉ nuôi gà, ngan anh Bùi Văn Đại còn có thú chơi chim bồ câu. Đến nay anh có khoảng 100 đôi chim bồ câu đẻ cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao và cũng là món nhậu mỗi khi có khách quý đến nhà chơi.
Mới bước sang tuổi 29 những anh Đại bước đầu đã thành công với mô hình chăn nuôi gà, ngan đẻ. Giúp cho gia đình vượt qua mọi khó khăn từng bước vươn lên làm giàu ở một vùng quê nông thôn còn nghèo như xã Thụy Lôi. Anh là một tấm gương sáng để mọi thanh niên trong xã học tập và noi theo.
Có thể bạn quan tâm

Ở khắp siêu thị, chợ lớn, chợ nhỏ, chợ xổm đâu đâu người bán cũng giới thiệu có bán tỏi Lý Sơn với giá bán mỗi nơi một kiểu...

Việc chất lượng hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng do việc mở rộng quá nhanh diện tích đã được Hiệp hội hồ tiêu (VPA) cảnh báo nhiều năm qua.

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, cây dược liệu được trồng rộng rãi ở một số xã, thị trấn của huyện Quản Bạ bước đầu mang về thu nhập cho người trồng. Đến HTX dược liệu Nà Chang, ở thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, là một trong những HTX dược liệu đang tiêu thụ sản phẩm Atiso của bà con.

Là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, Phú Linh có nhiều điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Năm 2015, xã Phú Linh được huyện giao chỉ tiêu trồng mới 185,9 ha rừng. Đến hết tháng 5, xã đã trồng được 54 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn đang tích cực chỉ đạo bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao.

Theo kế hoạch, 30/6 là thời điểm cuối cùng cho thời vụ gieo trỉa cây trồng cạn hè thu 2015. Tuy vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ gieo trỉa mới quá bán. Kết quả này là hệ lụy của đợt hạn hán kéo dài gần 2 tháng qua…