Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Đến thời điểm hiện tại trong chuồng của gia đình chị đang nuôi gần 120 con lợn, 6 con trâu, 50 con dê và đặc biệt gia đình chị đang nuôi thử nghiệm 20 con chó, nếu thành công gia đình sẽ nhân rộng đàn chó lên 50 con. Trung bình mỗi năm, gia đình chị Sản xuất chuồng từ 30 - 40 tấn lợn hơi, ngoài ra gia đình chị còn trồng thêm 5 ha rừng bồ đề.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi của mình, chị Sản cho biết, bên cạnh yếu tố lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh thì khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học là yếu tố vô cùng quan trọng. Định kỳ mỗi tháng 1 đến 2 lần, chị bổ sung vôi bột rắc xung quanh khu vực chăn nuôi, mua thuốc khử trùng tiêu độc phun quanh chuồng trại. Cùng với mở rộng quy mô chăn nuôi, chị Sản cũng chú trọng đến việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Tất cả phân gia súc thải ra hằng ngày được chị thu gom vào hầm Biogas để tăng nguồn khí đốt, điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.
Với bản chất cần cù, chịu khó, vợ chồng chị Sản thu mua ngô, thóc, sắn; xay xát để tận dụng thức ăn cho lợn, gà. Sau khi trừ chi phí mỗi năm mô hình cho thu lời từ 300 đến 350 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.