Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Đến thời điểm hiện tại trong chuồng của gia đình chị đang nuôi gần 120 con lợn, 6 con trâu, 50 con dê và đặc biệt gia đình chị đang nuôi thử nghiệm 20 con chó, nếu thành công gia đình sẽ nhân rộng đàn chó lên 50 con. Trung bình mỗi năm, gia đình chị Sản xuất chuồng từ 30 - 40 tấn lợn hơi, ngoài ra gia đình chị còn trồng thêm 5 ha rừng bồ đề.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi của mình, chị Sản cho biết, bên cạnh yếu tố lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh thì khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học là yếu tố vô cùng quan trọng. Định kỳ mỗi tháng 1 đến 2 lần, chị bổ sung vôi bột rắc xung quanh khu vực chăn nuôi, mua thuốc khử trùng tiêu độc phun quanh chuồng trại. Cùng với mở rộng quy mô chăn nuôi, chị Sản cũng chú trọng đến việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Tất cả phân gia súc thải ra hằng ngày được chị thu gom vào hầm Biogas để tăng nguồn khí đốt, điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.
Với bản chất cần cù, chịu khó, vợ chồng chị Sản thu mua ngô, thóc, sắn; xay xát để tận dụng thức ăn cho lợn, gà. Sau khi trừ chi phí mỗi năm mô hình cho thu lời từ 300 đến 350 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...

Sau một thời gian làm công cho các trại nuôi cá hồi ở Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt công nghệ nuôi cá hồi, anh thanh niên dân tộc Thái Lò Ngọc Thủy ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La) đã đầu tư nuôi cá hồi vân trên đỉnh núi Sam Síp có độ cao chừng 1.200 m.

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài trong những ngày qua đã khiến cho các chủ đầm nuôi thủy sản ở Nam Định thiệt hại lớn vì tôm, ngao chết hàng loạt.

Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.

Trong những năm qua, huyện Pác Nặm luôn xác định phát triển chăn nuôi là một trong những hướng đi quan trọng giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và thực tế đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, công tác phát triển chăn nuôi hiện nay ở Pác Nặm còn gặp nhiều khó khăn, cần có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hơn nữa.