Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp
Ngày đăng: 21/04/2015

Từ mô hình này đã góp phần đem lại thu nhập cho gia đình chị trên 700 triệu đồng/ năm; đưa chị trở thành 1 trong 10 tấm gương điển hình trong phong trào sản xuất chăn nuôi giỏi của Hội Nông dân tỉnh và được vinh danh tại hội nghị điển hình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đến xã An Điền, hỏi người dân ở đây hầu như ai cũng đều biết đến chị Yến. Cơ ngơi của gia đình chị có được ngày hôm nay là nhờ thu nhập chủ yếu từ mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp. Chị đã áp dụng thành công mô hình này hơn 20 năm qua.

Chị Yến cho biết, mô hình chăn nuôi, trồng trọt của gia đình hiện có 20.000 con gà, 117 con trâu, 2 con heo nái và 20 ha cao su. Do đã có nhiều năm kinh nghiệm nên việc sản xuất chăn nuôi của gia đình luôn ổn định và cho hiệu quả cao; trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình chị thu lãi từ 500 - 700 triệu đồng. Có được thu nhập ổn định như vậy, theo chị Yến là nhờ chị cùng gia đình đã lựa chọn hướng đi hợp lý trong đầu tư phát triển chăn nuôi kết hợp, tập trung và lấy ngắn nuôi dài.

Được biết, thời gian đầu gây dựng, gia đình chị đã gặp không ít khó khăn: không kinh nghiệm, ít vốn, ít có mối quan hệ... Mọi thứ chị phải tự học, tự làm. Nhờ lòng quyết tâm và ước mơ làm giàu cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, người thân và bạn bè, những khó khăn ban đầu nhanh chóng qua đi.

Qua nhiều năm thực hiện mô hình chăn nuôi kết hợp thành công, chị đúc kết được nhiều kinh nghiệm thực tế, quan trọng nhất là khâu lựa chọn con giống và vệ sinh chuồng trại. “Để thực hiện mô hình chăn nuôi kết hợp thành công phải nắm vững và áp dụng sáng tạo các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống bất lợi có thể xảy ra; bên cạnh đó đầu tư thật kỹ về cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn vốn phục vụ quá trình sản xuất”, chị Yến chia sẻ.

Cũng theo chị Yến, trong suốt quá trình chăn nuôi cần thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý, giai đoạn còn nhỏ cần chế độ cho ăn đặc biệt; thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ... để gà, trâu khỏe mạnh, lớn nhanh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, chị nuôi với hình thức hợp đồng gia công cho công ty nên sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại thức ăn dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết được phép sử dụng nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất cho gà phát triển. Hiện nay, quy mô 5 trại nuôi gà với 20.000 con của gia đình chị đều được đầu tư hệ thống thức ăn và nước uống tự động, đỡ tốn công lao động. Đối với đàn trâu, hàng ngày chị cho chăn thả tự do, tối mới nhốt chuồng...

Đối với cây cao su, gia đình chị trồng từ những năm 90 của thế kỷ trước; đúng thời điểm giá mủ thấp, lại bấp bênh nên khi đó việc mở rộng diện tích rất khó khăn. Tận dụng đất trống trong vườn cao su kiến thiết cơ bản, chị đã mở thêm chuồng trại nuôi gà rồi dần dần nhân rộng thêm mô hình.

Giá mủ cao su bấp bênh nhưng chị vẫn quyết tâm giữ vườn cây, có những điều chỉnh thời gian cạo mủ sao cho phù hợp nên mang lại hiệu quả cao. Chị Yến tâm tình, những năm mủ cao su được giá đã mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Khi giá mủ cao su thấp chị tập trung đầu tư nhiều hơn cho chăn nuôi để ổn định thu nhập.

Sau hơn 20 năm nỗ lực sản xuất chăn nuôi, chị Yến đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế, qua đó giúp đời sống gia đình cải thiện và nâng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã. Bên cạnh đó, với quy mô chăn nuôi, trồng trọt lớn nên gia đình chị đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động với thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, chị còn rất tích cực tham gia công tác xã hội. Hàng năm, chị đều trích một phần thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng để ủng hộ cho người nghèo, người dân ở vùng sâu vùng xa, các hoàn cảnh khó khăn…


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4% Xuất Khẩu Mực, Bạch Tuộc Tăng 11,4%

Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.

17/11/2014
Sầu Riêng Giá Cao Kỷ Lục, Nông Dân Thu Bạc Tỷ Sầu Riêng Giá Cao Kỷ Lục, Nông Dân Thu Bạc Tỷ

Ông Nguyễn Văn Tính ở xã Long Trung (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: “Tôi trồng công 5 sầu riêng Ri 6 cho trái rải vụ bán từ đây tới tết Nguyên đán. Vừa rồi bán được 2 tấn thu lời trên 100 triệu đồng. Mấy năm nay hầu như năm nào sầu riêng vụ nghịch giá rất cao, có khi giá cao gấp đôi so với chính vụ. Tuy nhiên, vườn nhà tôi mới thu hoạch cách mấy ngày mà giờ giá còn tiếp tục tăng làm tui mất mấy chục triệu đồng tiền lời”.

17/11/2014
Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

17/11/2014
Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

17/11/2014
“Đòn Bẩy” Đa Dạng Hóa Ngành, Nghề Nông Thôn “Đòn Bẩy” Đa Dạng Hóa Ngành, Nghề Nông Thôn

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

17/11/2014