Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mít không hạt

Làm giàu từ mít không hạt
Ngày đăng: 13/04/2015

Ông Trần Minh Mẫn ở KV2, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ cho biết: Trước khi trồng giống mít không hạt ông cũng giống như nhiều nhà vườn, loay hoay trồng cây này sang cây khác. Với 1 ha vườn tạp ông cải tạo và trồng cam quýt. Sau 3 năm thì cây bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, ông chuyển sang trồng sầu riêng. Sau nhiều vụ sầu riêng cũng bị thoái hóa.

Năm 2007, trong lúc chưa biết cây nào phù hợp thì ông Mẫn có dịp tham dự hội thảo vườn cây ăn quả ở Tiền Giang. Lúc về ông có ghé thăm người bạn học cũ là Việt kiều. Ông được bạn tặng cho 1 trái mít giống Myanmar.

Sau khi đem trái mít về Cần Thơ, 5 - 7 ngày sau ông cắt ra ăn thử, thấy ngon, lạ, mùi thơm nhẹ, không có mủ, ruột đặc, cơm dày, xơ ngọt, múi mềm ráo. “Tôi thấy giống mít này có thể nhân giống ra trồng được, nên gọi điện bảo ông bạn chiết cho 100 cây để trồng” ông Mẫn bộc bạch.

Khi đem về trồng, ông Mẫn áp dụng kỹ thuật trồng xen giống mít không hạt với sầu riêng trong vườn nhà, bỏ công chăm sóc cẩn thận, đến năm 2010 cây mít cho trái chín.

Ông Mẫn cho biết thêm, trong 100 cây thì 70 cây cho thu trái. Thấy tiềm năng của giống mít này, ông mạnh dạn đốn bỏ sầu riêng để mở rộng trồng mít. Ban đầu ông Mẫn chủ động tặng sản phẩm mít không hạt tặng cho lãnh đạo các sở, ngành và nhờ tiếp thị nên mít của ông được biết đến rộng rãi hơn.

Tại hội thi trái ngon - an toàn Nam bộ lần II/2010 diễn ra tại TP.HCM ông đạt được một lúc 3 giải: Trái lạ, trái hiếm và giải mít không hạt. Do nhiều người tham dự thấy trái mít này vừa lạ vừa ngon, nên mấy ngày sau họ tìm đến nhà hỏi mua cây giống.

Hiện ông đang mở rộng trồng mới 4,5 công, với vườn mít hiện tại đang cho trái, trừ tất cả chi phí lợi nhuận một năm trên 100 triệu đồng. Mít được thương lái vào tận vườn mua giá từ 30.000 - 35.000 đ/kg, có lúc lên đến 40.000 đ/kg nên lợi nhuận ngày càng tăng.

Ông Út Mẫn cho biết thêm, các siêu thị lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu xem trên mạng thấy mít của ông vừa lạ, vừa ngon nên tìm xuống tận nơi để đặt hàng. Cứ 1 tuần ông giao từ 200 - 500 kg mít cho khách hàng.

"Đây là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh nên cho thu nhập rất cao, ít phải sử dụng phân thuốc. Nhưng muốn phát triển lâu dài với cây mít, và bảo đảm nguồn giống chất lượng, thì phải trau dồi và học hỏi kỹ thuật và biết cách thu hoạch để mít cho trái quanh năm bán được giá", ông chia sẻ.

Ngoài tiền bán mít trái, ông còn bán cây giống với giá 20.000 đ/cây, mỗi năm thu thêm gần 30 triệu đồng. Nhờ mít, ông đã đoạt giải Nhì hội thi Sáng tạo kỹ thuật Cần Thơ và chứng nhận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”…


Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Đăk Lăk có hơn 409 ha tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm Toàn tỉnh Đăk Lăk có hơn 409 ha tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có 409,15 ha tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm, trong đó có 24 ha nhiễm nặng, tập trung tại các huyện Ea H’leo (134 ha), Krông Năng (46,6 ha), Krông Pắc (46 ha), thị xã Buôn Hồ (47,5 ha)…

27/10/2015
Thị trường lúa gạo sôi động đến đầu 2016 Thị trường lúa gạo sôi động đến đầu 2016

Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam Huỳnh Thế Năng khẳng định, thị trường lúa gạo sôi động đến đầu 2016.

27/10/2015
Gạo Việt thua Campuchia hậu quả của mạnh ai người nấy làm Gạo Việt thua Campuchia hậu quả của mạnh ai người nấy làm

Theo GS Trần Đình Long, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém: Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm.

27/10/2015
Nỗ lực tự chủ nguyên liệu điều Nỗ lực tự chủ nguyên liệu điều

Mặc dù luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều nhưng hiện các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu để chế biến.

27/10/2015
Tập trung chăm sóc lúa vụ mùa Tập trung chăm sóc lúa vụ mùa

Đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã xuống giống 5.100ha lúa vụ mùa (vụ 10-12), cây lúa đang trong giai đoạn trên 30 ngày tuổi. Hiện nông dân đang tập trung làm cỏ, bón phân chăm sóc lúa vụ mùa.

27/10/2015