Làm giàu từ mít không hạt

Ông Trần Minh Mẫn ở KV2, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ cho biết: Trước khi trồng giống mít không hạt ông cũng giống như nhiều nhà vườn, loay hoay trồng cây này sang cây khác. Với 1 ha vườn tạp ông cải tạo và trồng cam quýt. Sau 3 năm thì cây bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, ông chuyển sang trồng sầu riêng. Sau nhiều vụ sầu riêng cũng bị thoái hóa.
Năm 2007, trong lúc chưa biết cây nào phù hợp thì ông Mẫn có dịp tham dự hội thảo vườn cây ăn quả ở Tiền Giang. Lúc về ông có ghé thăm người bạn học cũ là Việt kiều. Ông được bạn tặng cho 1 trái mít giống Myanmar.
Sau khi đem trái mít về Cần Thơ, 5 - 7 ngày sau ông cắt ra ăn thử, thấy ngon, lạ, mùi thơm nhẹ, không có mủ, ruột đặc, cơm dày, xơ ngọt, múi mềm ráo. “Tôi thấy giống mít này có thể nhân giống ra trồng được, nên gọi điện bảo ông bạn chiết cho 100 cây để trồng” ông Mẫn bộc bạch.
Khi đem về trồng, ông Mẫn áp dụng kỹ thuật trồng xen giống mít không hạt với sầu riêng trong vườn nhà, bỏ công chăm sóc cẩn thận, đến năm 2010 cây mít cho trái chín.
Ông Mẫn cho biết thêm, trong 100 cây thì 70 cây cho thu trái. Thấy tiềm năng của giống mít này, ông mạnh dạn đốn bỏ sầu riêng để mở rộng trồng mít. Ban đầu ông Mẫn chủ động tặng sản phẩm mít không hạt tặng cho lãnh đạo các sở, ngành và nhờ tiếp thị nên mít của ông được biết đến rộng rãi hơn.
Tại hội thi trái ngon - an toàn Nam bộ lần II/2010 diễn ra tại TP.HCM ông đạt được một lúc 3 giải: Trái lạ, trái hiếm và giải mít không hạt. Do nhiều người tham dự thấy trái mít này vừa lạ vừa ngon, nên mấy ngày sau họ tìm đến nhà hỏi mua cây giống.
Hiện ông đang mở rộng trồng mới 4,5 công, với vườn mít hiện tại đang cho trái, trừ tất cả chi phí lợi nhuận một năm trên 100 triệu đồng. Mít được thương lái vào tận vườn mua giá từ 30.000 - 35.000 đ/kg, có lúc lên đến 40.000 đ/kg nên lợi nhuận ngày càng tăng.
Ông Út Mẫn cho biết thêm, các siêu thị lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu xem trên mạng thấy mít của ông vừa lạ, vừa ngon nên tìm xuống tận nơi để đặt hàng. Cứ 1 tuần ông giao từ 200 - 500 kg mít cho khách hàng.
"Đây là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh nên cho thu nhập rất cao, ít phải sử dụng phân thuốc. Nhưng muốn phát triển lâu dài với cây mít, và bảo đảm nguồn giống chất lượng, thì phải trau dồi và học hỏi kỹ thuật và biết cách thu hoạch để mít cho trái quanh năm bán được giá", ông chia sẻ.
Ngoài tiền bán mít trái, ông còn bán cây giống với giá 20.000 đ/cây, mỗi năm thu thêm gần 30 triệu đồng. Nhờ mít, ông đã đoạt giải Nhì hội thi Sáng tạo kỹ thuật Cần Thơ và chứng nhận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”…
Có thể bạn quan tâm

Cá rô loại 1 trước đây 80.000 đồng/kg thì nay giá 100.000 đồng/kg. Cá lóc loại 1 giá cũ là 80.000 đồng thì nay lên 110.000 đồng/kg.

Lẽ ra, khi được nâng cấp, sửa chữa, nạo vét, hồ chứa nước An Vang sẽ mở rộng diện tích tưới, thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Chuyện tréo ngoe này đã diễn ra tại tổ 3 (thôn An Lâm, xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức) từ tháng 7.2012 đến nay.

Trước thực trạng tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang thắng thế tôm sú vì được mùa, được giá thì việc vụ nuôi tới người dân chuyển sang nuôi TTCT là xu thế tất yếu. Để hiểu hơn về vấn đề này, TSVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tùng (ảnh), Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.

Nắng nóng kéo dài trên diện rộng khiến nhiều cánh đồng lúa non bị khô hạn nghiêm trọng, không ít diện tích lúa bị cháy rụi…

Tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), đang diễn ra tình trạng phá mía đào ao nuôi tôm rầm rộ. Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, thị trấn Long Phú là một trong 3 địa phương có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú với diện tích trên 200ha…