Làm Giàu Từ Gà Siêu Trứng

Năm 1997, ông Trần Đình Dần (sinh năm 1962) ở thôn 14, xã Nam Dong (Chư Jút) mở trang trại nuôi gà siêu trứng với số lượng ban đầu là 300 con.
Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.
Kể từ đó, vợ chồng ông làm việc từ sáng sớm đến chiều tối mịt mới được nghỉ ngơi bởi 4 khu chuồng trại gà cần nhiều sức lao động. Thế nhưng sau đó hai năm ông bị trắng tay bởi dịch cúm gia cầm H5N1 đã làm cho hơn 2000 con gà chết sạch.
Không nản chí, ông quyết tâm gây dựng lại gần như từ đầu với 500 con gà giống; tiếp tục tìm tòi, thông qua các lớp tập huấn chăm sóc, phòng bệnh… gia cầm để áp dụng. Đến năm 20.5, trang trại của ông Dần đã có số gà siêu trứng lên đến 4.000 con, trừ các khoản chi phí như thức ăn, thuốc phòng và chữa trị bệnh cùng các khoản chi phí khác, mỗi tháng gia đình thu nhập trung bình từ 20 triệu đồng trở lên.
Năm 2008, ông mới bắt đầu xây cất nhà cửa để ăn ở cho đàng hoàng và mua thêm đất đai mở rộng khu trang trại. Hiện tại, ông Dần có 4 khu chuyên chăn nuôi 5.000 con gà siêu trứng, 3000 m2 ao nuôi cá và 5 con bò cái sinh sản mỗi năm 5 con bê. Ông mướn thêm 7 công nhân làm việc thường xuyên tại trang trại, ngoài ra có nhiều công nhân hợp đồng theo thời vụ.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tháng nào ông cũng có hơn 120.000 quả trứng gà bán ra thị trường cho lãi từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/ngày. Ông cho biết trứng được những người bán buôn đưa xe tải nhỏ đến tận nhà lấy 2 ngày một lần.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.

Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...

Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) trên địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) phát triển rất nhanh, chưa có quy hoạch đồng bộ. Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực nước mặn như Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A… việc phát triển nuôi tôm tự phát đã gây quá tải cục bộ đường dây hạ thế, tạo áp lực rất lớn trong công tác cung cấp điện.