Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương

Hối hả thu hoạch 3,5 công dưa Kim Cô Nương bán cho thương lái quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) với giá 20.000 đồng/kg, lão nông Triệu Công Đạt, ở ấp 7, xã Long Trị, cho biết: “Mấy năm trước đây, đất ở đây trũng sâu nên chỉ làm được lúa, nhưng sau nhiều lần thấy bà con ở Cần Thơ trồng dưa Kim Cô Nương bán có lãi, nên gia đình tôi quyết định chuyển 3,5 công đất ruộng sang trồng nó. Nhờ vậy, 2 năm nay nguồn thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”.
Không thể sản xuất bán vào dịp tết, nên ông Đạt trồng muộn hơn, tuy nhiên nó vẫn đem lại nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại dưa hấu, rau màu… Vả lại loại dưa này dù bán vào thời điểm nào thì mức giá cũng không chênh lệch nhiều.
Thường thì dưa Kim Cô Nương sau khi trồng 12 ngày thì nông dân tiến hành bấm đọt để cho trái. Mỗi dây được để từ 1 - 2 chèo, mỗi chèo 1 trái. Mặc dù, dưa được xuống giống đồng loạt, nhưng thời điểm thu hoạch giữa các dây lại diễn ra không cùng lúc. Thế nên, mỗi vụ dưa nông dân phải bỏ công thu hoạch đến 6 đợt. Để dưa được thị trường chấp nhận là trái phải đẹp, màu vàng đều, bóng loáng, trọng lượng từ 0,4 - 1,7kg/trái.
Thế nên, việc thu hoạch phải được lựa chọn chứ không hoàn toàn như các loại dưa khác. Thu hoạch đợt đầu với sản lượng hơn 1 tấn, ông Đạt cho biết thêm: “Dưa trồng khoảng 60 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng từ 15 - 20 ngày. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 - 4 ngày. Sau khi thu hoạch xong, dưa được rửa sạch rồi mang đến cơ sở dán nhãn mác…”.
Trong khi các loại dưa hấu rơi vào cảnh được mùa, rớt giá, thì dưa Kim Cô Nương được bán với mức giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ vậy mà với canh tác sau khi trừ chi phí, gia đình ông Sơn, ông Đạt có nguồn lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

So với giống vải ở nhiều nơi khác, vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí - Quảng Ninh) có ưu thế hơn hẳn: Quả to, vỏ mỏng, gai thưa và ngắn, nhiều nước, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, thường chín sớm hơn vải tu hú (mùa quả gắn với sự trở về của loài chim tu hú di cư) từ 7-10 ngày và vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) từ 30-40 ngày.

Ông Út Anh, một người nuôi cá có tiếng ở Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), vừa cho biết, giá ca tra kích cỡ 800-900 gam/con, do thương lái thu mua ngay tại ao ở khu vực này, hiện đã vào khoảng 24.200-24.300 đ/kg. Nếu so với hồi tháng 2, giá cá tra đã tăng khá, bởi cách đây một tháng, giá cá tra ở Cần Thơ chỉ khoảng trên dưới 23.000 đ/kg. Còn ở Vĩnh Long, trong tháng 2, giá cá tra nằm ở mức 22.500-23.000 đ/kg.

Thực hiện chương trình khuyến ngư năm 2013, Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp với quy mô 9.000 m2 tại các hộ thuộc huyện Gia Viễn. Sau 8 tháng triển khai, mô hình đã hoàn thành và cho kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt.

Thời gian gần đây, do sợ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng đã chuyển từ ăn thịt gà sang thịt heo. Nhờ đó giá heo tăng cao, nông dân phấn khởi tái đàn.

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.