Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương

Hối hả thu hoạch 3,5 công dưa Kim Cô Nương bán cho thương lái quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) với giá 20.000 đồng/kg, lão nông Triệu Công Đạt, ở ấp 7, xã Long Trị, cho biết: “Mấy năm trước đây, đất ở đây trũng sâu nên chỉ làm được lúa, nhưng sau nhiều lần thấy bà con ở Cần Thơ trồng dưa Kim Cô Nương bán có lãi, nên gia đình tôi quyết định chuyển 3,5 công đất ruộng sang trồng nó. Nhờ vậy, 2 năm nay nguồn thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”.
Không thể sản xuất bán vào dịp tết, nên ông Đạt trồng muộn hơn, tuy nhiên nó vẫn đem lại nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại dưa hấu, rau màu… Vả lại loại dưa này dù bán vào thời điểm nào thì mức giá cũng không chênh lệch nhiều.
Thường thì dưa Kim Cô Nương sau khi trồng 12 ngày thì nông dân tiến hành bấm đọt để cho trái. Mỗi dây được để từ 1 - 2 chèo, mỗi chèo 1 trái. Mặc dù, dưa được xuống giống đồng loạt, nhưng thời điểm thu hoạch giữa các dây lại diễn ra không cùng lúc. Thế nên, mỗi vụ dưa nông dân phải bỏ công thu hoạch đến 6 đợt. Để dưa được thị trường chấp nhận là trái phải đẹp, màu vàng đều, bóng loáng, trọng lượng từ 0,4 - 1,7kg/trái.
Thế nên, việc thu hoạch phải được lựa chọn chứ không hoàn toàn như các loại dưa khác. Thu hoạch đợt đầu với sản lượng hơn 1 tấn, ông Đạt cho biết thêm: “Dưa trồng khoảng 60 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng từ 15 - 20 ngày. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 - 4 ngày. Sau khi thu hoạch xong, dưa được rửa sạch rồi mang đến cơ sở dán nhãn mác…”.
Trong khi các loại dưa hấu rơi vào cảnh được mùa, rớt giá, thì dưa Kim Cô Nương được bán với mức giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ vậy mà với canh tác sau khi trừ chi phí, gia đình ông Sơn, ông Đạt có nguồn lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.