Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương

Hối hả thu hoạch 3,5 công dưa Kim Cô Nương bán cho thương lái quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) với giá 20.000 đồng/kg, lão nông Triệu Công Đạt, ở ấp 7, xã Long Trị, cho biết: “Mấy năm trước đây, đất ở đây trũng sâu nên chỉ làm được lúa, nhưng sau nhiều lần thấy bà con ở Cần Thơ trồng dưa Kim Cô Nương bán có lãi, nên gia đình tôi quyết định chuyển 3,5 công đất ruộng sang trồng nó. Nhờ vậy, 2 năm nay nguồn thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”.
Không thể sản xuất bán vào dịp tết, nên ông Đạt trồng muộn hơn, tuy nhiên nó vẫn đem lại nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại dưa hấu, rau màu… Vả lại loại dưa này dù bán vào thời điểm nào thì mức giá cũng không chênh lệch nhiều.
Thường thì dưa Kim Cô Nương sau khi trồng 12 ngày thì nông dân tiến hành bấm đọt để cho trái. Mỗi dây được để từ 1 - 2 chèo, mỗi chèo 1 trái. Mặc dù, dưa được xuống giống đồng loạt, nhưng thời điểm thu hoạch giữa các dây lại diễn ra không cùng lúc. Thế nên, mỗi vụ dưa nông dân phải bỏ công thu hoạch đến 6 đợt. Để dưa được thị trường chấp nhận là trái phải đẹp, màu vàng đều, bóng loáng, trọng lượng từ 0,4 - 1,7kg/trái.
Thế nên, việc thu hoạch phải được lựa chọn chứ không hoàn toàn như các loại dưa khác. Thu hoạch đợt đầu với sản lượng hơn 1 tấn, ông Đạt cho biết thêm: “Dưa trồng khoảng 60 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng từ 15 - 20 ngày. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 - 4 ngày. Sau khi thu hoạch xong, dưa được rửa sạch rồi mang đến cơ sở dán nhãn mác…”.
Trong khi các loại dưa hấu rơi vào cảnh được mùa, rớt giá, thì dưa Kim Cô Nương được bán với mức giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ vậy mà với canh tác sau khi trừ chi phí, gia đình ông Sơn, ông Đạt có nguồn lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.7, huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình tổ chức Lễ khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện; cùng đông đảo nhân dân trong địa bàn.

Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.