Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Đồng Đất Quê Hương

Làm Giàu Từ Đồng Đất Quê Hương
Ngày đăng: 06/05/2014

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.

Cứ cuối tuần được nghỉ học, anh lại về nhà phụ giúp bố mẹ làm đầm bãi. “Hải Châu quê tôi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy, hải sản. Tại sao lại không thể khởi nghiệp ngay trên chính đồng đất quê hương thay vì phải đi làm ăn xa?”.

Anh tâm sự. Thời điểm những năm 2003, anh nhận thấy nếu đầu tư nuôi tôm sú, cua sẽ có lãi hơn nuôi cá do thị trường đang có nhu cầu cao về các sản phẩm này. Đúng như nhận định của anh, vụ tôm, cua đầu tiên của gia đình anh cho thu nhập khá, sau khi trừ chi phí còn lãi 30 triệu đồng. Trên đà thắng lợi, gia đình anh đầu tư nuôi tiếp.

Đến năm 2010, khi một số hộ trong xã chuyển sang nuôi cá diêu hồng có lãi, qua nghiên cứu kỹ thuật, điều kiện nuôi cụ thể, anh bàn với bố mẹ chuyển hướng thả cá diêu hồng.

Ao đầm được đầu tư nhiều công sức cải tạo: bơm cạn nước, vét bùn đáy ao, bón vôi khử phèn, phơi ao để diệt khuẩn, cải tạo hệ thống cấp nước sạch cho ao qua cống có ngăn lưới nhằm tránh không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi…

Bên cạnh kiến thức nuôi cá diêu hồng học được từ các hộ nuôi trong vùng, anh còn thường xuyên lên mạng in-tơ-nét tìm hiểu những kiến thức về cá diêu hồng, tìm sách kỹ thuật để đọc, xem ti vi. Nhờ vậy, anh hiểu rõ hơn những đặc điểm của loại cá này để lên kế hoạch nuôi phù hợp. Sự thận trọng, chắc chắn của anh đã cho kết quả khả quan.

Vụ cá diêu hồng năm 2010, gia đình anh thu được trên 50 triệu đồng. Năm 2011, sau khi lập gia đình anh xin với bố mẹ cho ra ở riêng. Vợ chồng anh nhận 1,5 mẫu diện tích mặt nước bắt đầu những vụ nuôi trồng mới của riêng mình. Thiếu vốn thì đi vay, thiếu kiến thức thì “tầm sư học đạo”, anh đã lặn lội đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Anh còn thường xuyên dự những lớp tập huấn ngắn hạn về khuyến nông, khuyến ngư do xã, huyện tổ chức hằng năm.

Quá trình học hỏi thường xuyên đã giúp anh có thêm kiến thức, kinh nghiệm về nuôi trồng thủy hải sản để nhận định thị hiếu tiêu dùng của thị trường, qua đó biết lựa chọn giống nuôi phù hợp. Nhờ đó, ngay từ vụ cá, cua, tôm đầu tiên của vợ chồng anh đã có thu nhập 60 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí. Tuy nhiên, quá trình nuôi thử nghiệm những loại cá mới của vợ chồng anh không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Năm 2012, nhận thấy tiềm năng của con cá rô phi, anh đã đầu tư để nuôi thêm loại cá này. Tuy nhiên, cũng năm đó, đồng loạt cá rô phi không chỉ riêng ở ao nuôi của anh mà nhiều hộ nuôi trong vùng gặp dịch bệnh chết hàng loạt.

Cũng trong năm 2012, cơn bão số 8 ập vào tỉnh ta, gây ảnh hưởng nặng nề đến các vùng nuôi thuỷ sản, đặc biệt ở các xã ven biển. Chuồng trại, ao nuôi của anh cũng bị thiệt hại nặng. Vừa động viên vợ lo dựng lại chuồng trại, thau rửa nước cho ao nuôi cá, anh vừa tìm hướng nuôi mới.

Càng lao động càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, anh thực hiện đa dạng hóa các con nuôi. Đến nay, trên diện tích 1,5 mẫu mặt nước, anh vừa chia ra 2 ao nuôi, 1 ao thả cá rô phi, cá diêu hồng, 1 ao chuyên nuôi tôm, cua. Ao nuôi cá của anh lúc nào cũng có khoảng 12 nghìn con cá diêu hồng, cá rô phi.

Ngoài trang trại nuôi thủy sản, gia đình anh còn cấy thêm 1,5 mẫu lúa, nuôi thêm nhiều lợn, gà. Dưới ao đầm anh thả cá, nuôi tôm, trên bờ, mùa nào thức ấy, anh trồng thêm các loại lạc, củ cải, rau xanh phục vụ nhu cầu thực phẩm cho gia đình và đem bán…

Không phụ công người chịu khó, vụ thu hoạch năm 2013, anh thu 1 tấn tôm, 5 tạ cua, số lượng cá lên đến vài tấn… thu lãi gần 70 triệu đồng.

Không chỉ say mê phát triển kinh tế gia đình, Nguyễn Thành Đam còn là một cán bộ Đoàn nhiệt huyết tích cực tham gia các hoạt động Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi tại địa phương.

Là cán bộ Đoàn, với những kinh nghiệm thực tế và khát vọng làm giàu của tuổi trẻ anh thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên và bà con nông dân làm kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, Nguyễn Thành Đam là một trong những đoàn viên tiêu biểu không ngại khó khăn, tìm cho mình hướng đi đúng đắn, miệt mài lao động sáng tạo làm giàu cho bản thân và cho xã hội.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lạc Xuân Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lạc Xuân

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

15/07/2012
Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa Giải Đáp Thắc Mắc Về Giống Lúa Lai B-TE1 Cho Vụ Mùa

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?

16/07/2012
Khánh Hòa: Lúa Bị Ngộ Độc?! Khánh Hòa: Lúa Bị Ngộ Độc?!

Theo báo cáo của Phòng NN- PTNT huyện Vạn Ninh, bệnh xuất hiện đã 2 tháng nay, lúc đầu chỉ vài hecta, sau lan rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng… Ngay từ khi diện tích lúa bị bệnh và có dấu hiệu lan rộng, UBND huyện đã kết hợp với Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hoà và Trung tâm BVTV miền Trung tiến hành thu thập mẫu gửi giám định tại Chi cục Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TPHCM và Viện BVTV ngoài Hà Nội.

17/07/2012
Phát Triển Nghề Nuôi Các Loại Đặc Sản Biển Ở Thanh Hóa Phát Triển Nghề Nuôi Các Loại Đặc Sản Biển Ở Thanh Hóa

Nhờ khoanh nuôi, bảo vệ tốt, ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa - Thanh Hoá) khai thác được hàng chục tấn vẹm xanh tại bãi đá ngầm đảo Sụp.

23/07/2012
Căng Thẳng Dịch Bệnh Cây Trồng Căng Thẳng Dịch Bệnh Cây Trồng

Năm nay ở các tỉnh phía Nam, trong khi dịch bệnh trên cây lúa được khống chế tốt, thì trên nhiều loại cây trồng khác, dịch bệnh lại rất căng thẳng, trong đó, xuất hiện nhiều dịch hại nguy hiểm mới.

26/07/2012