Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.
Trước đây, gia đình ông Lương dù lao động rất chăm chỉ nhưng với nghề nông đơn thuần cũng chỉ đủ ăn từng bữa. Năm 1998, ông tham gia Hội Nông dân xã Chiến Thắng. Nhờ hoạt động tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc nên đến năm 2006, ông được chính quyền xã và nhân dân tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch hội. Với trách nhiệm mới, quyết tâm vươn lên làm giàu của ông được thôi thúc.
Bởi ông suy nghĩ: đã được bà con nông dân tín nhiệm, bản thân ông phải làm được điều gì đó giúp bà con. Muốn vậy thì trước hết là phải phát triển kinh tế gia đình, phải vươn lên khá giả vừa ổn định được đời sống cho gia đình vừa tạo được uy tín với bà con.
Sau một thời gian trăn trở, ông cùng gia đình quyết định đầu tư vào phát triển cây quýt - cây trồng vốn đã gắn bó từ nhiều năm nay với người dân xã Chiến Thắng.
Khởi đầu, gia đình ông Lương có khoảng ba chục gốc quýt, nhưng do cây đã lâu năm, lại không được chăm sóc đúng kỹ thuật nên chất lượng quả không cao, sản lượng thấp. Để khắc phục, ông dành nhiều thời gian đi thăm và học hỏi kinh nghiệm ở một số hộ đã trồng nhiều quýt trên địa bàn huyện, đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức.
Nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế và kiến thức khoa học cơ bản, ông bắt tay vào nhân rộng vườn quýt bằng hình thức chiết cành. Trong gần 2 năm, từ hơn 30 gốc quýt, vườn quýt nhà ông Lương đã tăng lên 400 cây, được chăm sóc tốt nên cây phát triển rất tốt, sau ba năm đã cho sản lượng và chất lượng quả cao. Trong 4 năm gần đây, vườn luôn có khoảng 300 cây cho quả. Trừ chi phí, trung bình mỗi năm, gia đình ông thu được khoảng 150 triệu đồng.
Thời điểm này đã bắt đầu vào vụ quýt 2014, dự kiến năm nay vườn quýt của gia đình ông sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Không chỉ trông chờ vào cây quýt, với diện tích vườn sẵn có, gia đình ông đã đầu tư chăn nuôi đàn gà đẻ trứng và lấy thịt. Theo ông, đây cũng là một kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn mà ông áp dụng thành công.
Ông Lương chia sẻ: năm 2010, khi vườn quýt đã trưởng thành và cho thu hoạch ổn định, gia đình luôn duy trì đàn gà hơn 200 con thả trong vườn. Đàn gà vừa cho thu nhập đều đặn hàng tháng trong năm, tính trung bình mỗi năm, gia đình cũng thu được khoảng 50 triệu đồng.
Nhận xét về mô hình kinh tế của gia đình ông Lương, ông Dương Hữu Nhạc, Bí thư Đảng ủy xã Chiến Thắng cho biết: Mô hình kinh tế của gia đình ông Lương là điển hình của xã, cho thu nhập thuộc diện cao nhất nhì xã.
Quan trọng hơn, ngoài việc làm kinh tế giỏi, ông Lương còn là một người cán bộ Hội Nông dân mẫu mực, luôn trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, ông Lương rất hòa đồng, được người dân tin tưởng và yêu mến.
Ông thường xuyên giúp đỡ mọi người, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Tới đây, xã sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình kinh tế tổng hợp như của gia đình ông Lương tới một số hộ có đủ điều kiện trên địa bàn.
Nguồn bài viết: http://baolangson.vn/tin-bai/Nguoi-tot-viec-tot/lam-giau-tu-dac-san-que-huong/30-34-73367
Có thể bạn quan tâm

Đêm. Biển Quy Nhơn lấp lánh ngàn ánh sao sa, bồng bềnh như đùa giỡn trên những ngọn sóng. Chạy xe trên đoạn đèo quanh co, lượn lờ dọc bãi biển thơ mộng từ Bãi Xép (Quy Nhơn) vào Tuy An (Sông Cầu, Phú Yên), có cảm giác như sao trời đang tỏa sáng lung linh dưới chân mình. Ánh sáng lấp ló trên mặt biển ấy là ánh điện tỏa ra từ các lồng nhử tôm hùm con của ngư dân.

Tuy nhiên, đến nay sản phẩm chủ yếu vẫn chỉ tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là sản lượng và chất lượng trái bưởi không ổn định nên các doanh nghiệp đầu mối không chủ động nhận đơn đặt hàng xuất khẩu.

Ngày 12.5, ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT cho biết, Cục đã ban hành danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên rau khi cần thiết tại Việt Nam.

Hiện nay, rất nhiều vườn thanh long ở Bình Thuận bị tuyến trùng tấn công, gây hại ở các mức độ khác nhau. Mặc dù việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn nhưng đến đến thời điểm này nhiều nông dân trồng thanh long đã tìm được giải pháp ưng ý nhất.

Nói về thành công trong việc xây dựng kinh tế trang trại ở xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) không thể không nhắc đến ông Phùng Văn Chính (thôn Tân Phú).