Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Con Rắn Ráo Trâu

Làm Giàu Từ Con Rắn Ráo Trâu
Ngày đăng: 17/03/2013

Quyết tâm tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, anh Phạm Văn Lòng, ngụ tại ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi rắn ráo trâu. Mô hình này đã đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Lòng.

Vốn là dân chuyên nuôi ếch nên đầu năm 2012 khi nghe một người bạn nói về loài rắn dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Lòng đã lặn lội sang tận Tây Ninh để tìm hiểu cách xây dựng chuồng trại và mua rắn giống đem về nuôi thử. Ban đầu, việc nuôi rắn của anh Lòng cũng gặp không ít khó khăn vì thiếu thông tin, kinh nghiệm nuôi loài vật này. Sau một thời gian mày mò, vừa nuôi vừa đúc kết kinh nghiệm, đến nay anh Lòng đã nắm được kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu và anh đã thành công. 
Với số tiền đầu tư ban đầu chỉ 30 triệu đồng, nên trại rắn của anh Lòng có diện tích chưa tới 30 m2, mỗi chuồng nuôi rắn chỉ rộng khoảng 2 m2, xung quanh xây kín bằng gạch, bên trên thì quây bằng lưới bảo đảm không để rắn chui ra. Trung bình mỗi chuồng anh Lòng nuôi khoảng 10 con rắn ráo. Nhờ kết hợp việc nuôi ếch với nuôi rắn nên anh Lòng chủ động được nguồn thức ăn cho rắn. Nâng con rắn ráo cái to bằng cườm tay lên cho chúng tôi xem, anh Lòng cười nói: “Nuôi rắn ráo trâu không khó, nhưng cũng không dễ. Nếu nắm vững kỹ thuật và nuôi thành công thì không vật nuôi nào đem lại hiệu quả cao hơn nó”. 
Điều anh Lòng nói là hoàn toàn có cơ sở, bởi ngay năm đầu tiên nuôi rắn, chỉ bán ra có 50 con, anh Lòng đã thu về trên 110 triệu đồng. Trừ số vốn 30 triệu đồng bỏ ra ban đầu, xem như anh Lòng đã lãi ròng trên 80 triệu đồng và một trại rắn. Anh Lòng cho biết có thời điểm anh bán 1 kg rắn đại (khoảng 1,1 - 1,6 kg/con) giá trên 1 triệu đồng/kg. Mỗi trứng rắn có giá 270.000 đồng, trong khi 1 con rắn cái có thể đẻ 15 - 16 trứng mỗi lứa, trong khi không phải lo đầu ra, vì có bao nhiêu thương lái tranh giành mua hết bấy nhiêu. Do rắn có giá cao như vậy nên anh phải thức đêm canh trại rắn để tránh bị trộm. Hiện giá rắn tuy có giảm nhưng vẫn còn khoảng trên dưới 700.000 đồng/kg và theo anh Lòng, đây là mức giá mang lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi rắn. 
Theo anh Lòng, muốn thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, người nuôi phải siêng năng chăm sóc chuồng trại. Khoảng 2 - 3 ngày phải cho rắn ăn 1 lần, thức ăn của rắn ráo trâu chủ yếu là ếch, nhái, cóc... Khi rắn còn nhỏ, phải chăm sóc kỹ và không để rắn đói vì chúng có thể cắn nhau vì nhầm tưởng đồng loại là mồi. Vết cắn có thể khiến cho rắn con bị chết. Anh Lòng cho biết, hiện chưa có thuốc đặc trị các loại bệnh trên rắn ráo trâu, trong khi rắn thường mắc các loại bệnh theo mùa như heo, gà. Khi mắc bệnh, mắt rắn lừ đừ, bỏ ăn và thường nôn mồi. Vì vậy, cách tốt nhất là cần phát hiện sớm bệnh trên rắn để chữa trị. Anh Lòng chia sẻ, đã có người thành tỷ phú từ con rắn ráo trâu, vì vậy thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại để tăng số lượng đàn. Còn với những ai muốn tìm hiểu về cách nuôi rắn ráo trâu, anh sẵn sàng chia sẻ. 
Đối với rắn ráo trâu, tỷ lệ nuôi thường là 3 cái 1 đực hoặc 4 cái 1 đực. Rắn cái thường có mình thon dần từ đầu đến đuôi, trong khi con đực có phần đuôi to hơn so với con cái. Khi động đực, rắn đực thường nổi đường vảy viền trên sống lưng. Từ khi rắn bắt cặp đến khi rắn cái đẻ khoảng 40 ngày. Rắn cái mang thai cần nuôi riêng chờ đẻ trứng, sau đó đem trứng ấp trong lu có cát ẩm, thoáng khí. Trứng rắn ấp khoảng 80 - 90 ngày là nở ra rắn con. Rắn con sau khi nở khoảng 1 tuần có thể ăn mồi và tách nuôi riêng thành lứa mới. Một năm rắn cái có thể đẻ 3 lứa. Rắn cái nuôi càng lâu năm đẻ càng nhiều trứng và chất lượng con cũng tăng lên. Rắn nuôi càng lâu năm càng có giá.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững

Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.

29/07/2013
Thả 84 Vạn Tôm Sú Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Thả 84 Vạn Tôm Sú Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.

29/07/2013
Trộm Bò Mang Bán Dạo Trộm Bò Mang Bán Dạo

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

23/07/2013
Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước Hướng Đi Mới Về Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Ninh Phước

Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.

29/07/2013
“Ông Vua” Năng Suất Mía “Ông Vua” Năng Suất Mía

Chỉ với 1,5ha đất trồng mía, nhưng nhờ cần cù chịu khó, áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả, nông dân Hồ Văn Thắng đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

24/05/2013