Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cây Trồng Vật Nuôi

Về xóm Núi Đất, thôn Mỹ Thạnh Trung 2, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa hỏi mọi người xung quanh, ai cũng biết anh Lưu Minh Hoàng - 50 tuổi là người làm ăn giỏi nhất từ chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
Gặp anh, khi đề cập đến hoàn cảnh kinh tế gia đình và sự phát triển của địa phương trong những năm gần đây, anh Hoàng vui vẻ cho biết: Từ khi xuất ngũ trở về địa phương năm 1988 và tham gia công tác xã ở địa phương, anh được tín nhiệm giao giữ chức Phó thôn. Với trách nhiệm này anh vừa công tác vừa gần gũi lắng nghe các nguyện vọng của bà con nông dân.
Năm 2005, anh Hoàng được UBND xã Hòa Phong giao 1 ha đất rừng với thời gian 50 năm. Anh bắt tay vào trồng cây ăn quả gồm nhãn, cây sapôchê và xoài cát Hòa Lộc với chi phí 10 triệu đồng cây giống cùng với 4 triệu đồng tiền công nhưng kết thu lại chưa được như ý. Với bản chất người lính cụ Hồ anh không hề nản chí, anh Hoàng tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, qua các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông về cây trồng – vật nuôi do các ngành chức năng cấp huyện và tỉnh mở.
Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng. Thu nhập từ 5 sào ruộng khoán hàng năm gia đình anh có thêm 4 triệu đồng. Khi có vốn liếng anh đã mua thêm máy cày tiểu nhằm chủ động trong khâu cày bừa ở ruộng nhà mình và cày cho các đám ruộng của bà con láng giềng mỗi vụ khoảng 10 ha, đã cho thu nhập thêm 24 triệu đồng.
Chính từ đó mà hiện nay gia đình anh Lưu Minh Hoàng đã vươn lên thoát nghèo có của ăn của để, lo cho con cái ăn học đàng hoàng, sống chan hòa với hàng xóm và sẵn sàng hướng dẫn kinh nghiệm trong sản xuất cho mọi người và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ông “Phó thôn”.
Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền anh Lưu Minh Hoàng đã được cấp trên biểu dương thành tích là cựu chiến binh và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và được UBND huyện Tây Hòa xét công nhận gia đình văn hóa.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, làng hoa Sa Đéc là một trong những vựa trồng hoa kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL, với diện tích trồng hoa kiểng trên 400ha cùng hơn 2.000 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng. Hằng năm, làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục triệu giỏ hoa các loại. Giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2015 của TP Sa Đéc ước đạt 622 tỉ đồng.

Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.

Theo Sở NN-PTNT, hiện nay, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài các khâu làm đất, vận chuyển đã được cơ giới hóa 100%, các khâu tưới nước, làm khô, xay xát và bảo quản… cũng có mức độ cơ giới hóa tăng mạnh so với những năm trước. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp chỉ mới tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi.

Về nuôi tôm, diện tích thả nuôi cả nước trong tháng 2 ước đạt 142.688 ha (tôm sú 138.872 ha, tôm thẻ chân trắng 3.816 ha), sản lượng thu hoạch 7.771 tấn (tôm sú 3.642 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.128 tấn). Diện tích nuôi cá tra (tính cả diện tích chuyển từ năm 2014 sang) đạt 1.818 ha, sản lượng 108.047 tấn, tuy nhiên, giá cá tra đã sụt giảm trong tháng, trung bình 76 đồng/kg.

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.