Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Siêu Nạc

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.
Thời gian đầu, anh Hiền loay hoay không biết phải làm gì để phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình trên diện tích gần 5.000m2. Anh đã thử nhiều cách, từ trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà, vịt nhưng vẫn không đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Năm 2008, tình cờ được dự lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn siêu nạc do Hội Nông dân huyện tổ chức.
Tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi lợn từ các kỹ thuật viên truyền đạt, với suy nghĩ nhạy bén, cuối năm 2008, anh Hiền bàn với gia đình và quyết định vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đảo 80 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua lợn về chăn nuôi. Thời gian đầu anh Hiền chỉ giám xây dựng chuồng trại trên diện tích 240m2 và mua vài chục con lợn thịt.
Sau gần 1 năm lăn lộn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, năm 2009, anh Hiền quyết định vay thêm 150 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện, xây dựng thêm chuồng trại và chăn nuôi 110 con lợn thịt. Đàn lợn của anh Hiền lớn nhanh, ít bị dịch bệnh, mỗi một lứa lợn đều được các thương lái thu mua hết với giá cả hợp lý.
Thành công nối tiếp thành công, năm 2011, anh Hiền lại có quyết định “đột phá” mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng thêm chuồng trại, đầu tư con giống. Đến nay, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Hiền đã có 120 lợn nái và trên 800 con lợn thịt, hàng tháng xuất bán 250 con lợn thịt. Tính đến nay, anh Hiền đã đầu tư gần 8 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và đầu tư con giống để phát triển chăn nuôi.
Anh Hiền cho biết: Nuôi giống lợn siêu nạc vẫn được giá hơn các giống khác. Với tổng đàn lợn thịt hiện có và đàn lợn nái đang trong thời kỳ sinh sản, mỗi tháng dự kiến gia đình anh sẽ xuất chuồng khoảng 250 con lợn thịt, các thương lái từ Hà Nội về mua, hợp đồng rõ ràng nên giá bán lợn lúc nào cũng được đảm bảo, không bị ép giá. Bình quân 1 năm trừ chi phí cho thu lãi từ 550-600 triệu đồng.
Anh Hiền cho biết thêm: Để chăn nuôi lợn phát triển ổn định, ít bị dịch bệnh, anh luôn phải tìm tòi, học hỏi từ những người đi trước về kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Mặt khác, phải chủ động trong việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, có quy trình chăn nuôi hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y chuồng trại.
Ngoài việc tiêm phòng vắc xin, chăm sóc nuôi dưỡng, anh Hiền rất khắt khe trong việc phối và chọn giống, để tránh phối giống đồng huyết, anh thường xuyên ghi chép và theo dõi chi tiết đến từng con lợn nái. Đến nay, anh đã thành thạo mọi việc từ chăm sóc nuôi dưỡng, phối giống, tách đàn, tiêm vắc xin, điều trị khi lợn mắc bệnh.
Hiện nay, anh Hiền là thành viên tích cực của Hội Nông dân xã. Anh luôn đi đầu trong phong trào thanh niên sản xuất giỏi, tận tình giúp đỡ các hộ nông dân đến học hỏi kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn. Nhờ được truyền đạt kinh nghiệm chăn nuôi lợn từ gia đình anh Hiền, đến nay, trên địa bàn xã Hợp Châu đã có nhiều mô hình phát triển chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Đây là đề tài do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện. Qua khảo sát chất lượng nước các ao nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 3 mô hình nuôi thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng, các nhà khoa học nhận thấy, chất lượng nền đáy ao, bao gồm tổng carbon, tổng nitơ và tổng phosphor, vào đầu vụ nuôi nhìn chung là phù hợp cho tôm phát triển.

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh Ninh Thuận. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống.

Giá hạt tiêu trên huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) hiện dao động 110.000 - 120.000 đồng/kg.Vài năm qua, giá tiêu ổn định, người trồng có lãi, nhưng do chi phí đầu tư trồng mới cây tiêu tăng cao, nông dân huyện đảo không có điều kiện mở rộng diện tích hồ tiêu.

Cách đây vài năm ở Nam Định, nuôi nhím được coi là nghề “hái” ra tiền nên đã thu hút nhiều hộ nông dân không ngần ngại đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này.

Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.