Làm giàu từ chăn nuôi động vật hoang dã

Song, để nhân rộng các mô hình này, nông dân cần được hỗ trợ nhiều yếu tố như: con giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi…
Trang trại chăn nuôi heo rừng của anh Nguyễn Minh Hưng (TP. Bạc Liêu).
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có 1.975 cơ sở gây nuôi ĐVHD với 241.888 cá thể các loại.
Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm như rắn hổ mang, kỳ đà vân, rùa núi vàng, rùa đất lớn, cua đinh, chồn hương, công Ấn Độ, gấu ngựa… Phần lớn nông dân đầu tư chuồng trại, chăn nuôi động vật hoang dã theo kiểu tự phát.
Nhiều nông dân phát triển kinh tế theo hướng nuôi các loài ĐVHD là do giá trị thương phẩm cao.
Anh Nguyễn Minh Hưng (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu), chủ trang trại chăn nuôi heo rừng, cho biết: “Tôi chỉ có 1ha đất nông nghiệp nên việc nuôi tôm cho thu nhập không cao.
Từ đó tôi chuyển hướng qua chăn nuôi heo rừng.
Trên bờ vuông, tôi trồng 2.000m2 khoai lang để lấy lá cho heo ăn.
Qua 3 năm thực hiện mô hình, giờ đây tôi có tổng đàn hơn 50 con heo rừng.
Thịt heo rừng có giá trên 125.000/kg, lãi cao hơn so với nuôi các giống heo truyền thống”.
Bên cạnh thịt heo rừng có giá trị kinh tế cao, phần lớn các loài ĐVHD tương đối dễ nuôi.
Nông dân có thể tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chúng.
Theo nhiều người chăn nuôi ĐVHD, để phát triển hướng chăn nuôi này, Nhà nước cần hỗ trợ người nuôi, nhất là khâu con giống.
Bởi, ngay cả những đối tượng nuôi thông thường như: rắn, nhím, chim le le… việc phát triển đàn đã gặp nhiều khó khăn, chứ chưa kể đến các loài quý hiếm khác.
Còn về kỹ thuật nuôi và phòng bệnh, anh Nguyễn Văn Huỳnh (người nuôi thỏ ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình), cho rằng: “Những năm tới, chăn nuôi ĐVHD sẽ trở nên phổ biến.
Vì vậy, nông dân rất cần hỗ trợ về kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh của ngành Nông nghiệp.
Hiện nay, phần lớn nguồn giống do người nuôi tự sản xuất, khi vật nuôi bị bệnh cũng tự tìm thuốc chạy chữa.
Do đó việc mở rộng quy mô sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn”.
Ưu thế của các mô hình chăn nuôi ĐVHD mở ra cho nông dân cơ hội làm giàu với các đối tượng nuôi mới.
Song, việc làm này cũng đặt ra cho ngành Nông nghiệp tỉnh nhiều thử thách.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh: “Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên kiểm tra việc quản lý hồ sơ, sổ sách có liên quan đến công tác gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, ĐVHD thông thường.
Hàng tháng, các đơn vị được phân cấp quản lý có báo cáo diễn biến số lượng vật nuôi, thông qua việc theo dõi đăng ký gây nuôi và xuất bán ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.
Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là chưa có cơ quan kiểm dịch ĐVHD, chưa tổ chức tập huấn về quản lý các loài ĐVHD cho các cơ quan quản lý, và chưa có đủ tài liệu, đầu sách nhận biết các loài ĐVHD.
Bên cạnh đó, các chính sách về đầu tư vốn, định hướng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ thiệt hại khi có thiên tai, dịch bệnh cho người nuôi ĐVHD còn hạn chế.
Nông dân gây nuôi một số loài động vật không nằm trong danh mục cũng phần nào gây khó khăn cho cơ quan quản lý”.
Trước sự phát triển ồ ạt trong chăn nuôi các loài ĐVHD, thiết nghĩ ngành Nông nghiệp tỉnh cần sớm có giải pháp quy hoạch các vùng, tiểu vùng chăn nuôi để tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đảm bảo phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Ngày 8/5, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở các xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; xã Triệu An và Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, với diện tích nhiễm bệnh hơn 16 ha.