Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi
Ngày đăng: 15/06/2012

Chúng tôi đến nhà nông dân Lê Công Nhược (ở xã Đại Thắng - Quảng Nam) vào một ngày trời nắng bỏng rát trên miền đất bồi phù sa. Tiếp chuyện chúng tôi nhưng ông vẫn không quên... làm việc. Ông cười hiền: “Không thể ngưng tay được, thôi thì cứ vừa làm vừa nói chuyện cho nó tiện”.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bao năm độc canh cây lúa, diện tích ít lại mang tính thời vụ nên thời gian lao động dư thừa khá nhiều mà thu nhập kinh tế lại thấp, cuộc sống gia đình ông nhiều năm trước rất khó khăn. Với quyết tâm thoát nghèo, ông bắt đầu nuôi vài con gà, đôi heo và ít chục mét vuông ao cá. Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài. Mỗi mùa vụ thu lợi được bao nhiêu ông lại tập trung đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Cho đến nay, ông có trang trại với hơn 14 nghìn con gà lấy trứng, 2 ha ao nuôi cá nước ngọt, chuồng trại chăn nuôi diện tích hơn 2.500 m2. Trang trại có nhà kho, nhà chế biến thức ăn đảm bảo chất lượng quy trình chăn nuôi với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng. Hàng năm, trang trại của ông xuất ra thị trường hơn 150 tấn trứng, 20 tấn heo thịt và khoảng 10 tấn cá nước ngọt các loại. Với diện tích 5,7 ha, hàng năm, trang trại của ông cho thu lợi trên 250 triệu đồng. Riêng năm 2011, sau khi trừ chi phí, trang trại của ông cho lãi ròng hơn 600 triệu đồng. Trang trại của ông Nhược còn tạo công ăn việc làm thư
ờng xuyên cho 5 lao động với mức lương 3 triệu đồng/tháng/người và một số lao động thời vụ khác ở địa phương. “Tôi vốn là nông dân nên có thể hiểu rõ khó khăn của nhà nông, giúp được gì thì tôi sẵn sàng giúp. Ai muốn học hỏi kinh nghiệm, tôi sẵn sàng tận tình chỉ những điều mình biết, mình đã học được. Người nông dân cần phải biết liên kết hỗ trợ nhau mới có thể cùng nhau vượt qua khó khăn được” - ông Nhược nói.

Về những kỹ thuật cơ bản để chăn nuôi đạt hiệu quả, ông Nhược chia sẻ: “Trước hết phải có sự đầu tư kỹ lưỡng từ kỹ thuật cho đến công sức chăm sóc. Bởi gà, heo là những loại gia súc thường dễ mắc bệnh, mà đã mặc bệnh là coi như bỏ cả đàn. Chính vì vậy, khi đầu tư chăn nuôi, phải lựa chọn con giống thật tốt, đảm bảo chất lượng. Chuồng trại thiết kế đúng kỹ thuật, dùng bạt làm la phông trên trần, che xung quanh, một đầu trại dùng quạt hút, một đầu phun sương giữ nhiệt độ ổn định. Bên cạnh đó, phải thường xuyên khử độc, tiêu trùng, giữ cho khu vực chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ thì mới đảm bảo được việc phòng ngừa dịch bệnh. Cần đầu tư xây dựng mô hình biogas để xử lý chất thải, vừa có năng lượng sử dụng vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường”.

“Ông Lê Công Nhược vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2009 - 2011. Hiện nay, phong trào xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh, trong đó nông dân đóng vai trò chủ đạo. Chúng tôi hy vọng những nông dân Lê Công Nhược sẽ tiếp tục đóng góp công sức trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, để công cuộc xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn huyện sớm thành công” - ông Mai Đình Bản, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Lộc nói.

“Thành quả đạt được hôm nay là cả một quá trình phấn đấu của gia đình với sự giúp sức của đoàn thể. Có những lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc vì thị trường tiêu thụ bấp bênh, dịch bệnh hoành hành, giá cả xuống thấp… Trong những thời điểm khó khăn đó, nhờ có sự chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của Hội Nông dân huyện và xã, đặc biệt, các cấp hội nông dân đã đứng ra tín chấp cho vay vốn khôi phục sản xuất nên cuối cùng cũng đã vượt qua” - nông dân Lê Công Nhược.

Có thể bạn quan tâm

Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

26/01/2015
Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

26/01/2015
Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.

26/01/2015
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

26/01/2015
Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.

26/01/2015