Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Cây Vải

Làm Giàu Từ Cây Vải
Ngày đăng: 14/06/2013

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Sau 3 năm, ông đã trồng được 200 gốc vải, chủ yếu vải Lục Ngạn. Thu nhập ban đầu chẳng đáng là bao, chỉ vài triệu đồng. Nhưng với sự cần cù, chịu khó, nghiên cứu các kỹ thuật trồng cây, ươm giống, tìm hiểu trên các tài liệu, sách vở về kiến thức chăm sóc cây vải… Đến nay, gia đình ông đã thu nhập cao từ cây vải ngon. Khi chúng tôi trao đổi với ông về những bài học và kinh nghiệm để mang lại năng xuất cao từ cây vải, ông cho biết “Bên cạnh thời tiết, sương muối những năm quá rét, mưa nhiều, cùng với sâu cắn cuỗng, bướng, bọ xít cũng làm ảnh hưởng đến sự ra quả của cây vải.

Điều quan trọng nhất để cho năng suất cao, quả ngon, màu quả đẹp, không bị sâu bọ, bán được đầu mua với giá cao thì phải biết quan sát, điều chỉnh đúng thời vụ nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng xuất hoặc vải sẽ ra muộn thì giá bị giảm đi. Để làm điều đó tôi đã bẻ ngọn từ lúc bé, lấy giao tiễn gốc đúng thời điểm và phun thuốc, bón phân…”. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông về, trồng cây ăn quả.

Không chỉ làm giàu từ cây vải, ông còn đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi gà trên diện tích đồi chủ yếu là gà thương phẩm. Hiện nay, gia đình ông có hơn 5.000 con gà thương phẩn, mỗi năm ông nuôi được 4 lứa/năm, với thu nhập từ gà mỗi năm vài trăm triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Giá Rau Xanh Tăng Phi Mã Sau Bão Giá Rau Xanh Tăng Phi Mã Sau Bão

Giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg

12/08/2013
“Ông Triệu Phú” Ở Sì Lở Lầu “Ông Triệu Phú” Ở Sì Lở Lầu

Ở giữa những vạt rừng âm u của xã Sì Lở Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) có một người đàn ông Dao từ khó nghèo đã vươn lên trở thành triệu phú và vẫn hoàn thành xuất sắc trọng trách phó “thủ lĩnh” Hội ND xã, được bà con tin yêu...

12/08/2013
Lại Mang Họa Vì “Bắp Cao Sản” Lại Mang Họa Vì “Bắp Cao Sản”

Trong khi người dân 2 xã Đông, xã Lơ Ku (Kbang , Gia lai) vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ vụ bắp (ngô) không có hạt thì đến lượt người dân xã Đăk Pơ Pho huyện Kon Chro của tỉnh này cũng khốn đốn bởi 2 giống bắp NK 67, NK 7328.

12/08/2013
Mô Hình Sản Xuất Cá Đối Mục Mô Hình Sản Xuất Cá Đối Mục

Khi chúng tôi đến, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm mồ hôi nhễ nhại, đang mải miết kéo lưới bắt cá; trên bờ bà con nông dân nói cười hồ hởi, chờ để nhận con giống về nuôi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Nghề cá phường Hà An (TX Quảng Yên) vui vẻ nói với chúng tôi: “Khi nhận được tin Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản đã sản xuất thành công giống cá đối mục, bà con chúng tôi ai cũng mừng, cứ như sắp có một mùa bội thu lớn vậy.

13/08/2013
Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn Nghiên Cứu Cải Tạo Giống Dê Tại Tỉnh Bắc Kạn

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.

13/08/2013