Làm giàu từ cây lúa

Sinh năm 1986 trong một gia đình thuần nông của vùng đất Tháp Mười, sau khi lập gia đình năm 2005, anh Út Em đã đầu tư SX lúa.
Ban đầu chỉ có 10 ha của gia đình để lại, anh tham gia các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật "3 giảm 3 tăng", đưa cơ giới hóa vào SX.
Nhờ làm ăn hiệu quả, anh đã mở rộng diện tích SX lúa lên 30 ha.
Anh chia sẻ, để có thành công như hôm nay gia đình đã phải cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, nhất là khi lúa rớt giá, nhân công thiếu hụt, thương lái ép giá...
Đầu năm 2014, Út Em ký hợp đồng SX cung ứng giống lúa OM 4900 cho Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) với diện tích ban đầu 4 ha.
Trong đó, anh được Cty bao tiêu, thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường 500 - 700 đồng/kg. Từ đó, anh bắt đầu tập trung cho SX lúa giống.
Anh cho biết thêm, lúc đầu cũng khá lo lắng vì từ trước đến nay chỉ tập trung cho SX lúa thịt nay lại SX giống. Nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc SX của nông dân.
Vì thế anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật như khử lẫn không để lẫn tạp chất, năng suất, chất lượng giống tốt, tỷ lệ nảy mầm đạt cao.
Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng Út Em sở hữu 30 ha lúa tại vùng đất Đồng Tháp Mười là điều khiến nhiều người mơ ước.
Toàn bộ diện tích của anh tập trung ở 2 xã Thạnh Lợi và Hưng Lợi, SX giống lúa theo đơn đặt hàng của Doseco như PM 4900, VNĐ 20, Jasmine.
Anh tiếp tục đầu tư mua 2 máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy xới, máy bơm nước... giải quyết việc làm cho 15 lao động.
Nhờ quản lý tốt, hiện anh chủ yếu tập trung SX lúa giống chất lượng cao. Bình quân mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí anh lời hơn 1 tỷ đồng, gấp đôi SX lúa thường.
Tỷ phú nông dân Đoàn Văn Út Em là tấm gương sáng cho nhiều nông dân khác noi theo. Nhờ cây lúa, anh đã xây nhà, mua xe, cho 3 đứa con học hành.
Hằng năm anh còn bỏ hàng trăm triệu đồng giúp địa phương xây dựng nông thôn mới, giúp con em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
Có thể bạn quan tâm

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè, Trà Vinh) được mệnh danh là cù lao triệu phú. Bởi đây là “vương quốc” cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh.

Trong vụ đông xuân 2013-2014, tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng khá nặng nề do muỗi hành gây hại với tổng diện tích trên 11.600ha. Trong đó, tập trung nhiều ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự. Mức gây hại của muỗi hành cao nhất lên đến 70-80% diện tích, còn lại phổ biến ở mức 30-40%.