Làm giàu trên vùng đất khó

Vốn là người gắn bó với mô hình trang trại từ rất lâu, trước đó, ông Lựu xây dựng trang trại nuôi gà tại TP Huế. Theo chủ trương di chuyển những trang trại ra khỏi khu vực dân cư của tỉnh, năm 1997 ông lên vùng rú cát xã Quảng Lợi xin cấp đất xây dựng trang trại. Với diện tích 2 ha được cấp, ông đầu tư 1 ha trồng rừng, đào 3 hồ vừa nuôi cá vừa lấy nước phục vụ chăn nuôi.
Ông Lựu tâm sự: “Khi mới được cấp đất, chúng tôi háo hức lắm. Nhưng khi bắt tay vào xây dựng trang trại lại gặp rất nhiều khó khăn. Vốn ít, trong khi đó vùng này toàn là cát. Đường vào trang trại, nắng thì bụi bặm, mưa thì đường lún chứ không được như bây giờ. Mỗi lần xe chở thức ăn vào phải đậu ngoài đường cách gần 1,5km. Tôi cùng nhân công phải kéo từng xe nhỏ từ đó vào trang trại. Đó là chưa nói đến chuyện thiếu nước, thiếu điện... mọi nhu cầu sinh hoạt cũng rất khó khăn”.
Cũng như nhiều người, khi đặt chân lên vùng đất cát này với bao khó khăn, có lúc ông muốn buông xuôi nhưng rồi với nỗ lực, ông đã gặt hái được nhiều thành công. Dẫn chúng tôi thăm mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng ông phấn khởi: Hiện trang trại có 10.000 con gà đẻ trứng, mỗi ngày xuất ra thị trường hơn vài ngàn quả trứng. Giá bán mỗi quả 1.700 đồng/quả, thu lãi 5 triệu đồng mỗi ngày. Ngoài ra, trang trại còn nuôi hơn 1.000 gà thịt với những giống được thị trường ưa chuộng như gà kiến, gà lai đá và đàn vịt hơn 200 con. Ba hồ nuôi cá ông tập trung thả những loại cá dễ nuôi như cá rô đầu vuông, cá trê, cá rô phi, mỗi năm cho thu nhập trên 80 triệu đồng.
Theo tính toán của ông Lựu, trung bình mỗi ngày, trang trại của ông tiêu thụ hết 6.000 lít nước và 1 tấn thức ăn. Để đáp ứng nhu cầu nước uống cho vật nuôi, mỗi sáng ông phải dậy từ 4 giờ để bơm nước cho gà uống.
Từ khó khăn và thiếu thốn ban đầu, hiện tại trang trại ông trở thành mô hình trang trại điển hình trong xã, tạo việc làm cho những người dân xung quanh, giúp họ có thêm thu nhập ổn định.
Trong chăn nuôi khó nhất là đầu ra, nhưng với ông lại không quá phức tạp. Ông Lựu cho hay: “Vốn có tiếng từ lâu nên việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại khá dễ dàng. Sản phẩm trứng, thịt của trang trại làm ra đều được các tiểu thương lớn đến thu mua”. Hiện ông là đơn vị cung cấp chính cho 3 đầu mối hàng lớn của Huế và nhiều địa chỉ kinh doanh nhỏ lẻ khác.
Sự nỗ lực không ngừng đã đưa ông trở thành một trong 22 tỷ phú trang trại của huyện Quảng Điền, với mức thu nhập trên 1,6 tỷ đồng, trong đó lãi ròng trên 400 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa chỉ có lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng/ha.

Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.000ha lúa Hè thu sớm đang trong giai đoạn trổ đều, một số diện tích lúa đã đỏ đuôi (chủ yếu là giống IR 50404), tập trung ở huyện Châu Thành A (1.754ha), Vị Thủy (799ha) và TP.Vị Thanh (39ha). Dự kiến, cuối tháng 5 này, bà con sẽ bắt đầu thu hoạch.

Sau cơn bão số 10 kinh hoàng hồi năm ngoái, những rừng cao su bạt ngàn của thị trấn Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) đã bị tàn phá, cuộc sống người dân từ đó đến nay vô cùng khó khăn. Nhưng có lẽ “ông trời” không lấy đi của ai tất cả, trong những ngày cuối tháng 4 này, người nông dân nơi đây lại vui mừng, phấn khởi bởi một mùa dưa hấu được mùa, được giá.

Mặt dù giá nhãn tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường vẫn không nhiều.

Tổ hợp tác (THT) sản xuất bưởi da xanh Phú Thành (xã Quới Sơn - Châu Thành - Bến Tre) là một trong những tổ đầu tiên trong huyện được cấp chứng nhận VietGAp với 18 hộ, diện tích 8,5ha.