Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tựu đó là nhờ phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình mạnh mẽ trên địa bàn xã đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và trở nên khá giả. Trong đó, gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, ở bản Mường Nhé là một điển hình trong phát triển kinh tế hộ.
Quê hương ở vùng đất trung du Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, gia đình chị Hoa rất nghèo, tất cả chỉ trông vào mấy sào ruộng, dù năm nào được mùa đến mấy cũng chỉ đủ ăn chứ chưa nói đến chuyện làm giàu. Bằng phẩm chất cần cù, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm thoát nghèo, năm 2006 qua người thân giới thiệu, vợ chồng, con cái nhà chị Hoa dắt díu nhau lên mảnh đất biên giới Mường Nhé lập nghiệp.
Sau gần 9 năm chịu thương chịu khó đến nay gia đình chị đã có một cơ ngơi đàng hoàng, con cái đều trưởng thành. Tất cả đều nhờ vào mô hình trang trại chăn nuôi lợn sạch và trồng rau sạch. Chị Nguyễn Thị Hoa cho biết: Khi mới lên đây lập nghiệp, mảnh đất này còn hoang vu lắm. Khu đất gia đình chị mua chỉ toàn tre nứa và đá, sỏi. Phải mất rất nhiều công sức cộng với sự cần cù, chịu khó gia đình chị mới tạo dựng được cơ ngơi như ngày hôm nay.
Trang trại của gia đình chị Hoa nằm ven tỉnh lộ Mường Nhé đi Điện Biên. Hiện khu chăn nuôi của chị có 6 con lợn nái và trên 100 con lợn thịt. Thức ăn của lợn được gia đình tự chế biến từ nông sản thu mua của dân sở tại. Nhờ vậy chi phí chăn nuôi thấp, thịt lại đảm bảo chất lượng. Do chủ động được nguồn giống và tiêm phòng đầy đủ, đúng quy trình nên từ trước đến nay trang trại của gia đình chị Hoa chưa từng xảy ra dịch bệnh. Mô hình trang trại được đầu tư xây dựng quy củ và sạch sẽ. Vấn đề xử lý chất thải và vệ sinh luôn được chú trọng, vì vậy môi trường không bị ô nhiễm.
Mỗi năm trừ mọi chi phí, gia đinh chị thu lãi trên 150 triệu đồng. Bên cạnh việc chăn nuôi lợn, gia đình chị Hoa còn tận dụng chất thải của chăn nuôi để trồng hơn 10.000m2 các loại rau, màu cung cấp cho thị trường trong huyện. Vườn rau của gia đình chị nhờ được chăm sóc tốt nên lúc nào cũng có nguồn rau xanh cung cấp ra thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thu hoạch từ trồng rau mỗi năm cũng đạt vài chục triệu đồng.
Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, chị Nguyễn Thị Hoa luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con nông dân ở địa phương về con giống, kỹ thuật chăn nuôi để phát triển kinh tế. Mô hình kinh tế của gia đình chị luôn là điểm đến của bà con trong xã và các khu vực lân cận để học tập kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ban chỉ đạo Ngăn chặn việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản tỉnh Kiên Giang, trong năm 2013, các ngành chức năng đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp đưa tạp chất vào tôm.

Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (Cái Bè - Tiền Giang) cho biết: Giống lúa Ma Lâm 202 (ML 202) đang được giá cao hơn các giống lúa khác 100 - 200 đồng/kg là do hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam xuất bán gạo ML 202 sang Trung Quốc để làm bột. Ngoài ra, ở Trung Quốc nhập khẩu gạo hạt dài áp thuế cao, còn hạt tròn như ML 202 thì mức thuế thấp.

Ông Hải khai nhận trang trại của gia đình ông nuôi 700 con heo, 200 con heo bơm nước được mua từ bên ngoài về. Trước khi tiến hành bơm nước, ông Hải chỉ đạo nhân viên của mình chích thuốc cho heo ngủ rồi dùng nguồn nước giếng khoan ngay tại khu chăn nuôi bơm vào bụng heo.

Ngày 28/10, sau khi tham quan mô hình trồng ngô lai đạt hiệu quả cao tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị “Sơ kết chương trình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô ở vùng ĐBSCL”.