Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.
Năm 2000, khi cuộc sống nghèo đói, nhà đông con, thu nhập thấp, anh Bổn cùng gia đình rời nhà lên lập trang trại trên đỉnh núi với hy vọng thoát nghèo bằng sự nỗ lực của cả gia đình.
Ban đầu, với hai bàn tay trắng không một tấc đất cắm dùi, anh đã phải trải qua rất nhiều công việc nặng nề vất vả như: làm phụ hồ, lấy củi… Tuy nhiên, đời sống gia đình vẫn không được cải thiện.
Tại vùng đất mới có lợi thế về đồi cỏ, ruộng, nguồn nước nhiều, anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu, đắp đập đào ao thả cá, kết hợp với khai phá đất để trồng sắn, trồng rừng từ đất núi cao. Nguồn thu nhập từ cây sắn được anh tiếp tục đầu tư mua trâu, cá giống, chăn nuôi ngan, gà thịt và trồng rừng.
Tâm sự với chúng tôi, anh Hoàng Văn Bổn cho biết: Thời gian đầu, anh và gia đình gặp không ít khó khăn, đường lên trang trại xa, trên 5 km ngược dốc núi. Mặt khác, ở trên đó thiếu thốn đủ thứ, không có thông tin, không có điện, phải quyết tâm lắm, anh mới trụ lại được trên đỉnh núi này.
Hiện nay, trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn đang ngày càng khởi sắc. Anh phát triển được 7 con trâu, 6 con bò đã cho sức kéo và thịt cùng với đó là hơn 200 con gà đã vào giai đoạn đẻ trứng và lấy thịt, loại vịt cỏ có nguồn gốc bản địa với gần 100 con đã và đang thu hút nhu cầu của người dân.
Thế rồi, những vất vả đó đã được đền đáp, đến nay, đời sống gia đình anh đã khá hơn nhiều. Chỉ tính riêng nguồn thu từ cá hàng năm anh cũng có trên 20 triệu đồng, ngoài ra trong chuồng lúc nào cũng có hàng trăm con gà, vịt đẻ trứng.
Hơn 10 năm lên núi, với tinh thần cần cù chịu khó và quyết tâm cao, đến nay, anh Hoàng Văn Bổn đang là chủ sở hữu của trên 20 ha rừng từ 7 đến 8 năm tuổi, 3 sào ao thả cá, 5 ha diện tích đất trồng sắn xen canh cây trồng lâm nghiệp. Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình anh đạt trên 100 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập này, anh đã dựng được ngôi nhà sàn khang trang, mua sắm đầy đủ các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Gia đình anh là hộ sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao của xã và huyện.
Hàng ngày các con anh xuống núi học chữ với sự tự tin không lo đói ngèo, cuộc sống gia đình anh Bổn đã no ấm, ảnh hưởng của anh đã lan truyền đến đời sống của người nông dân ở Nghĩa Đô. Những gia đình nghèo khó giờ đây noi gương anh Bổn để vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Để tăng thu nhập gia đình, giúp người dân có địa điểm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời chủ động giá…, UBND xã vừa ra quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Phan Văn Dũng (ấp Đồng Sặc). Tổ có 4 thành viên, mỗi thành viên nuôi trên 150 cặp bồ câu.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt Đề án 1956) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ đã cơ bản đạt được một số mục tiêu, kết quả đề ra. Quan trọng nhất đó là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Năm 2013, ngoài việc triển khai các chương trình khuyến ngư thường xuyên như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở các loại thủy sản nước ngọt; triển khai 3 mô hình thâm canh cá tổng hợp trong ao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)…

Sau một thời gian dài giá huệ bông loại I chỉ cầm cự từ 800 - 1.000 đồng/bông thì khoảng hơn một tuần nay giá huệ tăng mạnh trở lại. Hiện tại, giá huệ bông loại I được thương lái mua tại ruộng từ 2.400 - 2.600 đồng/bông.

Năm 2013, Việt Nam chỉ đứng thứ 18 trong số các nước cung cấp thủy sản nguyên liệu cho Trung Quốc, tụt xa so với Thái Lan, Ấn Độ...