Làm giàu trên đất dự án bỏ hoang

Trong một cuộc họp của Hội ND quận Liên Chiểu, anh Nguyễn Văn Thi - ND phường Hiệp Hòa Bắc đã kiến nghị địa phương tạo điều kiện cho anh được sử dụng đất bỏ hoang để mở rộng vườn ươm cây bóng mát. Không đắn đo, ông Nguyễn Thanh Bê– Chủ tịch Hội ND quận Liên Chiểu, trả lời ngay: “Anh cứ kiếm chỗ nào phù hợp, còn việc mượn đất để Hội lo”.
“Bắt mạch” thị trường
Anh Thi có nghề ươm cây từ khi phong trào trồng rừng theo dự án 327 rộ lên ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, cái vườn ươm lúc đó không nuôi nổi gia đình, anh phải bươn chải nhiều nghề để sống. Cách đây gần 10 năm, Đà Nẵng bùng nổ các dự án, quy hoạch đô thị lan mạnh về nông thôn. “Lúc này các công trình, công viên, trụ sở mở ra rất nhiều, nhu cầu cây xanh, cây cảnh bùng phát. Tôi biết thời cơ đã đến nên quay về phục dựng lại 4 vườn ươm” – anh Thi kể. Có tay nghề giỏi, anh Thi ươm cây làm không kịp để bán.
Nhu cầu cây xanh, cây cảnh ở Đà Nẵng vẫn liên tục tăng cao. 4 vườn ươm của anh Thi trở nên nhỏ bé. Đây là lý do năm 2014, anh đề nghị các cấp chính quyền cho mượn đất tại các dự án bỏ hoang để ươm cây. “Phát biểu vậy thôi, chứ tôi chưa tin là sẽ được. Đất đai dự án bỏ hoang vậy thôi chứ đụng vô là khó lắm” – anh Thi nói. Vì vậy, anh rất bất ngờ trước câu trả lời chắc nịch của Chủ tịch Hội ND quận Liên Chiểu: Anh cứ tìm chỗ nào phù hợp đi, còn lại Hội lo.
Tìm đất cho nông dân
Anh Thi tìm được 2ha đất ở khu Đồng Khế, phường Hòa Hiệp Bắc. Hội ND quận đã điện thoại hỏi thăm, tham khảo quy hoạch và biết đất này một phần thuộc dự án, một phần người dân đang sản xuất nhưng bỏ hoang do thiếu nước. Hội đã báo cáo Quận uỷ Liên Chiểu, và đặt vấn đề với phường Hòa Hiệp Bắc, thỏa thuận với doanh nghiệp, các hộ dân tạo điều kiện cho anh Thi mượn đất bỏ hoang đó để sản xuất.
Anh Thi rất mừng khi có được 2ha đất ưng ý. Anh đầu tư ngay 150 triệu đồng cải tạo đất, lắp đặt hệ thống tưới béc phun, ươm hàng ngàn cây bóng mát, cây hoa viên. Anh ra Viện Nghiên cứu rau quả (Hà Nội) mua 800 gốc chuối tiêu hồng về trồng. Để thu hồi vốn nhanh, anh trồng một vụ dưa hấu bán tết. “Tết 2015, tôi bán được vụ cây hoa viên đầu tiên tại khu vườn mới. Đặc biệt, nhờ vụ dưa hấu trúng lớn, giúp tôi thu hồi nhanh vốn đầu tư. Thành công bước đầu này của tôi có công rất lớn của Hội ND quận Liên Chiểu. Các anh ấy giúp đỡ nhiệt tình, đến nơi đến chốn một cách vô tư”– anh Thi thổ lộ.
Mới đây, Phó Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu Phạm Tấn Sử đã đến thăm khu vườn của anh Thi và đánh giá cao hiệu quả kinh tế-xã hội của mô hình. “Mô hình của anh Thi đã giúp lãnh đạo huyện có niềm tin chắc chắn hơn đối với giải pháp do Hội ND quận đề xuất là tận dụng đất hoang, đất dự án chưa sử dụng để cho ND mượn sản xuất”- ông Trần Thanh Bê nói.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, cà tím giống mới của Thái Lan VIOLET KING 252 cho năng suất cao, được bà con nông dân ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trồng khá phổ biến. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, tiêu biểu là hộ anh Bùi Đình Tuấn, hiện ở khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, với diện tích 3 ha trồng cà tím, thu nhập 600 triệu đồng.

Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

Mô hình nuôi rắn ri tượng quy mô nhỏ được ông Cao Văn Hùng, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), áp dụng 3 năm, cho thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm. Từ cách nuôi đơn giản, hiệu quả, ông đang mở rộng quy mô nuôi đối tượng này.

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.