Làm giàu nhờ nuôi gà ri

Ông Lê Văn Vũ đang cho gà ăn.
Với 3.000m2 đất sau nhiều năm trồng cam sành nhưng năng suất không cao, giá cả bấp bênh, năm 2.000 ông Lê Văn Dũ quyết định chọn mô hình nuôi gà ri lấy trứng làm kinh tế chính cho gia đình.
Ban đầu, ông Dũ đầu tư 20 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi thử nghiệm 1.000 con gà ri lấy trứng.
Sau 2 năm nuôi thấy hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định, ông quyết định xây dựng thêm chuồng trại và nhập thêm con giống.
Hiện nay tổng đàn gà ri của ông Dũ trên 6.000 con, gồm gà đang lấy trứng và gà hậu bị.
Ông Dũ cho biết, gà ri ăn thức ăn không nhiều, nhưng lại đẻ rất khỏe. Gà ri nuôi khoảng 4,5 - 5 tháng là bắt đầu cho trứng, với thời gian đẻ trứng kéo dài hơn 9 tháng.
Chi phí nuôi con gà ri từ lúc 1 ngày tuổi tới khi hết vòng đời đẻ trứng tốn khoảng 100.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi gà ri hết đẻ trứng có thể bán gà thịt ra thị trường với giá khoảng 50.000 đồng/con.
Với 3.000 con gà ri đang ở tuổi đẻ trứng, mỗi tháng gia đình ông Dũ thu được 60.000 trứng, bán được giá từ 1.500 - 2.000 đồng/trứng; sau khi trừ chi phí chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông thu lãi 200 triệu đồng.
Hiện nay, đầu ra của trứng gà ri ổn định, nhiều thương lái đến tận trại chăn nuôi của ông để mua trứng.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong chăm sóc và nuôi gà ri đẻ trứng, ông Lê Văn Dũ cho biết: “Để nuôi gà ri lấy trứng đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần chú trọng từ khâu phòng bệnh cho gà, đến khâu chăm sóc thức ăn, nước uống và đặc biệt là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ”.
Ông Nguyễn Văn Đại, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung An cho biết: “Mô hình nuôi gà ri lấy trứng của ông Lê Văn Dũ cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ mô hình này cuộc sống của gia đình ông Dũ ngày càng khá giả, xây dựng được nhà cửa khang trang, con cái ăn học đàng hoàng.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Dũ còn tích cực tham gia đóng góp các nguồn quỹ, cũng như các công trình phúc lợi của xã; đồng thời sẵn sàng hướng dẫn các nông dân khác về kỹ thuật chăn nuôi để ngày càng có nhiều hộ dân có đời sống khá giả, qua đó cùng nhau chung sức xây dựng xã Trung An sớm đạt xã nông thôn mới”.
Nhờ sự năng động, nhạy bén trong chăn nuôi nên trong 3 năm 2012, 2013, 2014 ông Dũ vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.

Đang mùa đánh bắt nhưng bến cảng Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi, không nhộn nhịp như mọi khi. Hơn 120 chiếc tàu làm nghề lưới chuồn nằm bờ sớm hơn những vụ mùa trước. Năm nay, ngư dân hành nghề lưới chuồn ở Nghĩa An, Nghĩa Phú, kết thúc mùa biển sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.

Những mô hình phát triển kinh tế mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và đang từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Chất lượng và Vệ sinh nông sản quốc gia Argentina (SENASA) đã hoàn tất việc ký Bản ghi nhớ giữa hai cơ quan về việc xuất khẩu nông, thủy sản sang nước đối tác.

Thời gian qua, do khí hậu khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, lượng mưa thấp... là điều kiện thuận lợi cho rệp sáp bột hồng phát triển mạnh và lây lan trên diện rộng ở nhiều thôn vùng Cùa thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị).