Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút

Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút
Ngày đăng: 27/12/2013

Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.

Hiện, mô hình nuôi chim cút đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nông, bởi dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.

Chia sẻ về hành trình đến với nghề nuôi chim cút, anh Hùng cho biết: “Tôi bắt đầu nuôi chim cút cách đây 3 năm. Mới đầu, do vốn không nhiều, tôi chỉ dự định mở mô hình vừa và nhỏ nhưng bây giờ trang trại có tới 5.000 con chim cút, thu được 4.990 quả trứng/ngày”. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ phân chim (200.000 đồng/ngày) bán cho các hộ nuôi cá.

Theo anh Hùng, số vốn anh bỏ ra là 300 triệu đồng, trong đó tiền xây dựng chuồng trại, con giống hết 200 triệu đồng.

Về kinh nghiệm nuôi chim cút, anh Hùng chia sẻ: “Chim cút dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán tương đối cao, lúc nào thị trường cũng có nhu cầu. Để đảm bảo chim cút cho trứng đều, cần cho chim ăn đủ 4 bữa: sáng - trưa - chiều - tối. Từ lúc trứng nở đến khi được 36 ngày tuổi, chim có thể đẻ trứng, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Muốn chim cút không bị dịch bệnh, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho uống thuốc để tăng sức đề kháng. Đây là mô hình chăn nuôi không tốn diện tích, mọi người ai cũng có thể áp dụng”.

Ông Lê Văn Tuấn ở thị trấn Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường) cho biết: “Mới đầu, người dân còn e ngại với giống vật nuôi này nhưng khi thấy anh Hùng mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nâng quy mô nuôi từ 3.000 con lên 5.000 con và cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân quê tôi cũng hào hứng áp dụng”.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

15/08/2012
Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

29/06/2012
Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

20/08/2012
Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua Ớt Miền Tây Rớt Giá Vì Thương Lái Trung Quốc Giảm Mua

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.

21/08/2012
Chất Lượng Cà phê Giảm Do Thiếu Sân Phơi Chất Lượng Cà phê Giảm Do Thiếu Sân Phơi

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.

19/12/2011