Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút

Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.
Hiện, mô hình nuôi chim cút đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nông, bởi dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Chia sẻ về hành trình đến với nghề nuôi chim cút, anh Hùng cho biết: “Tôi bắt đầu nuôi chim cút cách đây 3 năm. Mới đầu, do vốn không nhiều, tôi chỉ dự định mở mô hình vừa và nhỏ nhưng bây giờ trang trại có tới 5.000 con chim cút, thu được 4.990 quả trứng/ngày”. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ phân chim (200.000 đồng/ngày) bán cho các hộ nuôi cá.
Theo anh Hùng, số vốn anh bỏ ra là 300 triệu đồng, trong đó tiền xây dựng chuồng trại, con giống hết 200 triệu đồng.
Về kinh nghiệm nuôi chim cút, anh Hùng chia sẻ: “Chim cút dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán tương đối cao, lúc nào thị trường cũng có nhu cầu. Để đảm bảo chim cút cho trứng đều, cần cho chim ăn đủ 4 bữa: sáng - trưa - chiều - tối. Từ lúc trứng nở đến khi được 36 ngày tuổi, chim có thể đẻ trứng, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Muốn chim cút không bị dịch bệnh, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho uống thuốc để tăng sức đề kháng. Đây là mô hình chăn nuôi không tốn diện tích, mọi người ai cũng có thể áp dụng”.
Ông Lê Văn Tuấn ở thị trấn Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường) cho biết: “Mới đầu, người dân còn e ngại với giống vật nuôi này nhưng khi thấy anh Hùng mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nâng quy mô nuôi từ 3.000 con lên 5.000 con và cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân quê tôi cũng hào hứng áp dụng”.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 29/3, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo xúc tiến xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm bền vững tỉnh Bạc Liêu. Tham dự hội thảo có trên 100 đại biểu đại diện các công ty kinh doanh thuốc, thức ăn tôm, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Tại những khu vực ven bờ biển của tỉnh Bình Thuận thời gian gần đây xuất hiện nhiều bẫy tôm hùm do ngư dân giăng để đánh bắt loại hải sản hiếm là tôm hùm con.

Đó là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, trước thông tin cá mập xuất hiện tại vùng biển vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh.

Ngành thủy sản cần soi vào thị trường và đổi mới mình để thích ứng với những rào cản thương mại các nước đưa ra ngày càng cao.

Nhận thấy ở địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển đàn gia súc, nhất là nuôi dê, đầu năm 2011, anh Nguyễn Trí Thường, thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi dê từ một số mô hình trong, ngoài tỉnh.