Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút

Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.
Hiện, mô hình nuôi chim cút đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nông, bởi dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Chia sẻ về hành trình đến với nghề nuôi chim cút, anh Hùng cho biết: “Tôi bắt đầu nuôi chim cút cách đây 3 năm. Mới đầu, do vốn không nhiều, tôi chỉ dự định mở mô hình vừa và nhỏ nhưng bây giờ trang trại có tới 5.000 con chim cút, thu được 4.990 quả trứng/ngày”. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ phân chim (200.000 đồng/ngày) bán cho các hộ nuôi cá.
Theo anh Hùng, số vốn anh bỏ ra là 300 triệu đồng, trong đó tiền xây dựng chuồng trại, con giống hết 200 triệu đồng.
Về kinh nghiệm nuôi chim cút, anh Hùng chia sẻ: “Chim cút dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán tương đối cao, lúc nào thị trường cũng có nhu cầu. Để đảm bảo chim cút cho trứng đều, cần cho chim ăn đủ 4 bữa: sáng - trưa - chiều - tối. Từ lúc trứng nở đến khi được 36 ngày tuổi, chim có thể đẻ trứng, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Muốn chim cút không bị dịch bệnh, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho uống thuốc để tăng sức đề kháng. Đây là mô hình chăn nuôi không tốn diện tích, mọi người ai cũng có thể áp dụng”.
Ông Lê Văn Tuấn ở thị trấn Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường) cho biết: “Mới đầu, người dân còn e ngại với giống vật nuôi này nhưng khi thấy anh Hùng mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nâng quy mô nuôi từ 3.000 con lên 5.000 con và cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân quê tôi cũng hào hứng áp dụng”.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội vừa tổ chức buổi đối thoại, tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa cho người dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Glong (Đắk Nông) triển khai mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco cho 4 hộ dân trên địa bàn với quy mô trên 1.000 con, kinh phí hơn 37 triệu đồng.

UBND TP Hà Nội vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh động vật và quản lý Nhà nước về chăn nuôi.

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.

Đắk Song (Đắk Nông) là vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh với diện tích hiện nay lên đến 10.000 ha. Việc phát triển theo hướng bền vững là hướng đi đang được địa phương triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song.