Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.
Theo ước tính, mùa này, gia đình anh sẽ thu về trên 10 tấn cà phê và 6 tấn tiêu. Với sản lượng trên, sau khi trừ chi phí, anh cũng có lãi gần 700 triệu đồng. Trao đổi về kinh nghiệm để hai loại cây công nghiệp này đều phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, anh Hà cho biết là đã mạnh dạn học tập, ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Cụ thể, đối với cà phê, anh đã mua giống tại vườn ươm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên về trồng, đều là những giống kháng được các bệnh như rỉ sắt, sản lượng cao, chín đồng đều. Cùng với nguồn giống tốt, anh đã áp dụng một quy trình chăm sóc hợp lý.
Theo đó, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây cà phê được cắt tỉa cành, tạo tán tròn đều. Anh không để nhiều cành, mà cắt bớt những cành phụ, già để dinh dưỡng tập trung nuôi cành chính, khỏe mạnh. Theo anh thì cách phòng các loại bệnh thông thường trên cây cà phê bằng việc thường xuyên thăm vườn, theo dõi cây, vệ sinh sạch sẽ cỏ dại, tạo không gian vườn lúc nào cũng thông thoáng. Nếu phát hiện cây bị bệnh thì anh rất cẩn trọng trong việc dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Ban đầu, anh thường nghiên cứu các tài liệu của ngành chức năng, thậm chí gọi điện thoại hỏi các cán bộ kỹ thuật về những biểu hiện của cây, chẩn đoán bệnh rồi mới mua loại thuốc nào để phun. Việc phun các loại thuốc, anh cũng không tiến hành tràn lan mà đúng liều lượng của nhà sản xuất.
Anh Hà cho biết: “Đối với những loại sâu, bệnh như nấm hồng, mọt đục cành, sâu đục vỏ trái, tôi rất ít dùng thuốc mà chủ yếu phòng chống bằng cách phát hiện sớm, cắt bỏ những cành, cây bị sâu, trái rụng mang đi tiêu hủy”.
Đối với cây tiêu, anh trồng bằng hai giống tiêu Lộc Ninh, Vĩnh Linh trên trụ sống. Để hạn chế sâu bệnh, giúp cây cho năng suất cao, qua nhiều năm, anh luôn chú ý tỉa bỏ tất cả các dây thân, cành mọc phía dưới gốc tiêu nhằm hạn chế sâu bệnh phát sinh lây lan nhanh từ đất.
Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ, hãm ngọn dây tiêu ở độ cao vừa phải, từ 5m- 6 m, không để ngọn dây tiêu trùm lên ngọn cây trụ sống. Anh cũng sử dụng cân đối các loại phân bón hữu cơ và vô cơ.
Trong đó, gia đình dùng nhiều hơn các loại phân hữu cơ, sinh học như phân bò, phân hoai mục từ vỏ cà phê nhằm giảm chi phí, tăng độ tơi xốp cho đất… Vì thế, cây trồng luôn cho năng suất ổn định và chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.

Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.

Hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tại thời điểm này đều bị giảm giá tới 50-60%, song vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo nhận định, với đà giảm giá này, có thể khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân rơi vào khủng hoảng, thậm chí tê liệt.

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, Công ty TNHH một thành viên Thông Thuận - Kiên Giang (Cty Thông Thuận) vừa thu hoạch vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang với năng suất đạt gần 17 tấn/ha.

Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”