Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật
Ngày đăng: 28/10/2014

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

Theo ước tính, mùa  này, gia đình anh sẽ thu về trên 10 tấn cà phê và 6 tấn tiêu. Với sản lượng trên, sau khi trừ chi phí, anh cũng có lãi gần 700 triệu đồng. Trao đổi về kinh nghiệm để hai loại cây công nghiệp này đều phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, anh Hà cho biết là đã mạnh dạn học tập, ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Cụ thể, đối với cà phê, anh đã mua giống tại vườn ươm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên về trồng, đều là những giống kháng được các bệnh như rỉ sắt, sản lượng cao, chín đồng đều. Cùng với nguồn giống tốt, anh đã áp dụng một quy trình chăm sóc hợp lý.

Theo đó, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây cà phê được cắt tỉa cành, tạo tán tròn đều. Anh không để nhiều cành, mà cắt bớt những cành phụ, già để dinh dưỡng tập trung nuôi cành chính, khỏe mạnh. Theo anh thì cách phòng các loại bệnh thông thường trên cây cà phê bằng việc thường xuyên thăm vườn, theo dõi cây, vệ sinh sạch sẽ cỏ dại, tạo không gian vườn lúc nào cũng thông thoáng. Nếu phát hiện cây bị bệnh thì anh rất cẩn trọng trong việc dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Ban đầu, anh thường nghiên cứu các tài liệu của ngành chức năng, thậm chí gọi điện thoại hỏi các cán bộ kỹ thuật về những biểu hiện của cây, chẩn đoán bệnh rồi mới mua loại thuốc nào để phun. Việc phun các loại thuốc, anh cũng không tiến hành tràn lan mà đúng liều lượng của nhà sản xuất.

Anh Hà cho biết: “Đối với những loại sâu, bệnh như nấm hồng, mọt đục cành, sâu đục vỏ trái, tôi rất ít dùng thuốc mà chủ yếu phòng chống bằng cách phát hiện sớm, cắt bỏ những cành, cây bị sâu, trái rụng mang đi tiêu hủy”.

Đối với cây tiêu, anh trồng bằng hai giống tiêu Lộc Ninh, Vĩnh Linh trên trụ sống. Để hạn chế sâu bệnh, giúp cây cho năng suất cao, qua nhiều năm, anh luôn chú ý tỉa bỏ tất cả các dây thân, cành mọc phía dưới gốc tiêu nhằm hạn chế sâu bệnh phát sinh lây lan nhanh từ đất.

Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ, hãm ngọn dây tiêu ở độ cao vừa phải, từ 5m- 6 m, không để ngọn dây tiêu trùm lên ngọn cây trụ sống. Anh cũng sử dụng cân đối các loại phân bón hữu cơ và vô cơ.

Trong đó, gia đình dùng nhiều hơn các loại phân hữu cơ, sinh học như phân bò, phân hoai mục từ vỏ cà phê nhằm giảm chi phí, tăng độ tơi xốp cho đất… Vì thế, cây trồng luôn cho năng suất ổn định và chất lượng sản phẩm được đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Do sống ở vùng sông nước, lại không có đất ruộng để sản xuất, nên cũng như nhân dân ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gia đình anh Phạm Văn Thiện đã tập trung vào mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang, và đây cũng là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình anh.

15/12/2014
Lãi Nửa Tỷ Đồng/năm Từ Rau - Lúa - Cá Lãi Nửa Tỷ Đồng/năm Từ Rau - Lúa - Cá

Không chỉ nuôi cá trên đồng ruộng, ông còn đào thêm hồ nuôi cá giống phục vụ nhu cầu nuôi cá cho bà con. Mảnh vườn rộng chừng 5 sào, ông Cân trồng các loại rau như xà lách, cải, ngò, mướp đắng, bầu bí… để hằng ngày cung cấp cho các chợ ở huyện Triệu Phong. Ngoài ra, ông còn nuôi thêm 4 con lợn cái, 18 con lợn thịt và 4 con bò để tăng thu nhập.

15/12/2014
Chủ Động Sản Xuất Vụ Đông Xuân Chủ Động Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Ước tổng lượng mưa toàn vụ đông xuân 2014 – 2015 trên địa bàn tỉnh có khả năng chỉ đạt từ 65 – 75% so với những năm trước. Mưa ít khiến dung tích nhiều hồ chứa lớn trong tỉnh đạt thấp nên nguy cơ hạn hán xảy ra ngay trong vụ đông xuân tới rất lớn.

15/12/2014
Vốn Cho Hộ Chính Sách Vốn Cho Hộ Chính Sách

Sau hơn 10 năm được tách ra hoạt động độc lập từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã lên tới trên 2,1 nghìn tỷ đồng, với hơn 112 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn này, mới có hơn 1% là của ngân sách địa phương chuyển sang….

15/12/2014
Sản Lượng Chè Búp Tươi Chưa Đạt Kế Hoạch Đề Ra Sản Lượng Chè Búp Tươi Chưa Đạt Kế Hoạch Đề Ra

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có xấp xỉ 21 nghìn ha chè, trong đó diện chè thành phẩm chiếm khoảng gần 18 nghìn ha, tăng gần 1 nghìn ha so với năm 2013. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng chè búp tươi chỉ đạt khoảng 193 nghìn tấn, thấp hơn 7 nghìn tấn so với kế hoạch đề ra.

15/12/2014