Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC

Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC
Ngày đăng: 25/03/2011

Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị.

Sau khi pha trà mời khách, chị Gấm bắt đầu kể về hành trình làm giàu của mình: “Cách đây 3 tháng, gia đình tôi có mua 100 con gà Sao giống về nuôi. Hiện có rất nhiều người tìm đến mua, tôi bán với giá 150.000 đồng/kg”. Không chỉ nuôi gà, chị còn nuôi thêm cá nước ngọt và hơn 3.000 con ếch giống. Mỗi năm, chị xuất bán ếch 2 đợt, thu nhập 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn nhận trồng 5ha rừng keo lai, nuôi 7 con heo rừng… tổng thu nhập của gia đình đạt 60 – 70 triệu đồng/năm.

Chị Gấm tâm sự: “Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi thuộc diện đói nghèo, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức. Nhờ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trên tờ Kinh tế VAC Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của báo Kinh tế nông thôn, tôi đã có thêm kiến thức để lựa chọn mô hình thích hợp. Vốn đã có Nhà nước cho vay, mình chỉ cần chịu khó là sẽ thành công”.

Nói về kinh nghiệm nuôi gà Sao, chị chia sẻ: “Chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ; dọn vệ sinh, sát trùng định kỳ. Gà Sao bay rất giỏi nên tôi phải nuôi trong chuồng có mái che. Trong chuồng, gà ngủ trên sạp cách mặt đất khoảng 0,6m, sạp làm bằng thân lồ ô có khe hở. Dưới sạp là lớp trấu. Chung quanh chuồng có giăng lưới để gà không bay ra ngoài. Gà Sao là loài ăn tạp, từ lúa, gạo, cám gia cầm đến chuối cây xắt trộn cám, rau lang, rau muống, cỏ... Tuy là giống kháng bệnh tốt nhưng cũng phải chú ý phòng bệnh. Thường thì gà Sao chỉ mang bệnh ở 2 dạng: tiêu hóa (viêm ruột) và hô hấp khiến gà ủ rũ. Khi thấy gà có những biểu hiện này, chỉ cần mua kháng sinh pha nước uống hay trộn thức ăn là được”.

Cũng nhờ mô hình VACR mà gia đình chị Gấm đã thoát nghèo, 4 năm liền, chị đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Có thể nói, đây là mô hình nuôi gà Sao đầu tiên của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hiệu quả đã phần nào được khẳng định. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị.

Sau khi pha trà mời khách, chị Gấm bắt đầu kể về hành trình làm giàu của mình: “Cách đây 3 tháng, gia đình tôi có mua 100 con gà Sao giống về nuôi. Hiện có rất nhiều người tìm đến mua, tôi bán với giá 150.000 đồng/kg”. Không chỉ nuôi gà, chị còn nuôi thêm cá nước ngọt và hơn 3.000 con ếch giống. Mỗi năm, chị xuất bán ếch 2 đợt, thu nhập 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn nhận trồng 5ha rừng keo lai, nuôi 7 con heo rừng… tổng thu nhập của gia đình đạt 60 – 70 triệu đồng/năm.

Chị Gấm tâm sự: “Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi thuộc diện đói nghèo, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức. Nhờ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trên tờ Kinh tế VAC Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của báo Kinh tế nông thôn, tôi đã có thêm kiến thức để lựa chọn mô hình thích hợp. Vốn đã có Nhà nước cho vay, mình chỉ cần chịu khó là sẽ thành công”.

Nói về kinh nghiệm nuôi gà Sao, chị chia sẻ: “Chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ; dọn vệ sinh, sát trùng định kỳ. Gà Sao bay rất giỏi nên tôi phải nuôi trong chuồng có mái che. Trong chuồng, gà ngủ trên sạp cách mặt đất khoảng 0,6m, sạp làm bằng thân lồ ô có khe hở. Dưới sạp là lớp trấu. Chung quanh chuồng có giăng lưới để gà không bay ra ngoài. Gà Sao là loài ăn tạp, từ lúa, gạo, cám gia cầm đến chuối cây xắt trộn cám, rau lang, rau muống, cỏ... Tuy là giống kháng bệnh tốt nhưng cũng phải chú ý phòng bệnh. Thường thì gà Sao chỉ mang bệnh ở 2 dạng: tiêu hóa (viêm ruột) và hô hấp khiến gà ủ rũ. Khi thấy gà có những biểu hiện này, chỉ cần mua kháng sinh pha nước uống hay trộn thức ăn là được”.

Cũng nhờ mô hình VACR mà gia đình chị Gấm đã thoát nghèo, 4 năm liền, chị đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Có thể nói, đây là mô hình nuôi gà Sao đầu tiên của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hiệu quả đã phần nào được khẳng định. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Nghìn Nhà Vườn Đổ Xô Mua Cây Giống Đặc Sản Hàng Nghìn Nhà Vườn Đổ Xô Mua Cây Giống Đặc Sản

Mặt hàng cây ăn trái đặc sản đang tăng vùn vụt, cung không đủ cầu. Trước hấp lực của giá cả, hàng nghìn nhà vườn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ồ ạt đi mua cây giống để cải tạo lại vườn tược.

11/06/2013
Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, hiện nay phong trào nuôi động vật hoang dã của tỉnh phát triển khá mạnh. Đến nay, Bạc Liêu có hơn 229.000 con cá sấu, khoảng 113.170 con cua đinh, ba ba và trên 136.900 con trăn, rắn...

20/09/2013
Nuôi Heo Công Nghệ Cao Ở Quảng Nam Nuôi Heo Công Nghệ Cao Ở Quảng Nam

Gần đây, mô hình trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao theo hướng bền vững với sự liên kết 3 nhà: chủ trang trại - công ty cung cấp giống, thức ăn gia súc, kỹ thuật chăn nuôi - ngân hàng đã được xây dựng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có Đại Lộc.

24/05/2013
Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt

Gần như không tốn thuốc điều trị bệnh, ít công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng giá trị lại cao là những lợi thế của mô hình nuôi ba ba trong bồn. Tuy thời gian nuôi có hơi dài (khoảng 18 tháng) nhưng lợi nhuận thu được gấp 3 lần vốn bỏ ra. Hơn nữa, người nuôi chỉ cần cho ăn mỗi ngày một lần, thỉnh thoảng mới phải thay nước bồn…

20/09/2013
Chuyện Thoát Nghèo Của Chị Bình Chuyện Thoát Nghèo Của Chị Bình

Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

30/07/2013