Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm

Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm
Ngày đăng: 20/09/2013

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

Bình quân mỗi tháng, anh xuất bán được 30.000 con giống vịt xiêm và gà ta cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Anh Ngọc là một trong số ít người ở địa phương đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật ấp nở vịt xiêm giống.

Anh đang nuôi 800 con vịt xiêm mái và 4.000 con gà mái, bình quân mỗi ngày đẻ được 2.500 trứng, anh giữ lại toàn bộ để chọn lọc đưa vào ấp nở. Anh đã tìm mua giống vịt xiêm gốc từ Công ty giống gia cầm Thụy Phương - Hà Nội đem về nhân giống đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình nuôi, vấn đề phòng chống dịch bệnh cho gia cầm được anh quan tâm hàng đầu. Theo anh Ngọc, với thời giá hiện nay, mỗi con giống vịt xiêm bán ra 15.000 đồng; mỗi con giống gà ta 12.000 đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng gia đình anh thực lãi 15 triệu đồng. Anh dự định sẽ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng gấp đôi công suất ấp nở gia cầm và tiếp tục phát triển đàn vịt xiêm giống.

Tuy nhiên, cơ sở chăn nuôi của gia đình anh đang gặp khó khăn vì mặt bằng sản xuất hẹp và nằm trong khu dân cư. Anh Ngọc mong muốn chính quyền và ngành chức năng ở địa phương tạo điều kiện để gia đình anh di dời cơ sở ấp nở gia cầm vào khu quy hoạch chăn nuôi và ấp nở gia cầm tập trung, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

UBND Tỉnh Chỉ Đạo Khẩn Trương Thu Mua Mía Cho Nông Dân UBND Tỉnh Chỉ Đạo Khẩn Trương Thu Mua Mía Cho Nông Dân

Trước tình trạng hàng trăm ha mía của nông dân đã chín và tới kỳ thu hoạch, nhưng chưa được Nhà máy đường Phổ Phong thu mua, khiến những diện tích trên đang đứng trước nguy cơ mất mùa do nắng nóng, mía trổ cờ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo việc thu mua mía.

10/06/2013
Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp

Trong khi người trồng lúa đang như ngồi trên lửa vì giá lúa rớt thê thảm, thì người trồng bắp (ngô) ở ĐBSCL đang có lợi nhuận khá cao, ngay trên những mảnh đất trước đây từng là đất lúa.

10/06/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang) Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang)

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

10/06/2013
Quy Hoạch Theo Lợi Thế Quy Hoạch Theo Lợi Thế

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

10/06/2013
Làm Giàu Nhờ Sen Làm Giàu Nhờ Sen

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…

10/06/2013