Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lâm Đồng Trước Ngưỡng Bội Thực Bò Sữa

Lâm Đồng Trước Ngưỡng Bội Thực Bò Sữa
Ngày đăng: 24/10/2014

Sự phát triển quá nóng nghề chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng trong vài năm trở lại đây đã khiến bò sữa ở địa phương này đang có nguy cơ “bội thực”.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, chưa bao giờ nghề chăn nuôi bò sữa tại địa phương lại bùng lên mạnh mẽ như hiện nay.

Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Sự phát triển quá nóng, vượt xa kế hoạch dự kiến đã khiến một số hộ chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương bắt đầu phải trả giá vì các công ty thu mua sữa tại địa phương chưa có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa.

Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn huyện Đơn Dương có 3 công ty thu mua sữa là Dalat milk, Vinamilk và Cô Gái Hà Lan. Hiện cả 3 doanh nghiệp này vẫn thu mua sữa với giá ổn định từ 12.000-14.000 đồng/lít, tùy vào chất lượng sữa.

Tuy nhiên, những gia đình chăn nuôi bò sữa phát sinh mới đã gặp không ít khó khăn đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân là hiện nay các công ty sữa chưa có nhu cầu ký thêm hợp đồng mới.

Để tiêu thụ được sản phẩm, những gia đình lần đầu tiên nuôi bò sữa này phải thông qua một gia đình khác có ký hợp đồng với công ty sữa để bán, trên danh nghĩa là sữa của gia đình đã được ký hợp đồng.

Một số gia đình khác đành phải đem sữa đi bán lẻ. Điều đáng nói, phần lớn những gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh này đều phải vay mượn tiền để mua bò giống. Hiện mỗi con bò chuẩn bị cho sữa có giá không dưới 80 triệu đồng.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn cho biết, sự phát triển ồ ạt bò sữa như hiện nay là điều đáng quan ngại. Ngoài việc khó khăn cho đầu ra vì các công ty thu mua sữa với số lượng có hạn, sự phát triển quá nóng đã khiến chất lượng con giống không đảm bảo. Trong khi đó, tại các xã Tu Tra, Ka Đơn, Ka Đô… của huyện Đơn Dương, số lượng bò sữa cũng đều tăng vượt mức kế hoạch đề ra.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện tỉnh này đang có gần 10.000 con bò sữa, phát triển vượt mức kế hoạch và tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng huyện Đơn Dương có đến gần 5.000 con. Những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa đã mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi, có hộ đạt đến doanh thu sữa tươi lên tới 80 triệu đồng/tháng. Đó là nguyên nhân khiến người dân Lâm Đồng đổ xô chăn nuôi bò sữa dẫn đến tình trạng vật nuôi này có dấu hiệu “bội thực” khi các doanh nghiệp không kịp thu mua hết lượng sữa.

Ông Huỳnh Ngọc Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đơn Dương cho biết: “Những năm qua, đúng là việc chăn nuôi bò sữa tại địa phương phát triển quá nóng. Hiện số lượng bò sữa của huyện đã bão hòa, nếu phát triển nữa chắc chắc sẽ gây bất lợi cho người chăn nuôi, vì số lượng sữa mà các doanh nghiệp thu mua là có hạn”.


Có thể bạn quan tâm

Mỏi mòn chờ người đến mua cá nuôi Mỏi mòn chờ người đến mua cá nuôi

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.

01/09/2015
Vay vốn theo nghị định 67 còn nhiều rào cản Vay vốn theo nghị định 67 còn nhiều rào cản

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.

01/09/2015
Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

01/09/2015
Siêu thị vùng cao Siêu thị vùng cao

Những túp liều nhỏ bán đặc sản núi rừng của bà con dân tộc Cor trên đỉnh đèo Eo Chim ở huyện vùng cao Tây Trà được khách đi đường thường xuyên qua lại nơi đây gọi vui là “siêu thị” cùng cao.

01/09/2015
Một gia đình văn hóa xuất sắc, làm kinh tế giỏi Một gia đình văn hóa xuất sắc, làm kinh tế giỏi

Gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ở thôn Phú Kim, xã Cát Trinh (huyện Phù Cát) luôn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào của thôn, xã; đóng góp tích cực trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.

01/09/2015