Lâm Đồng Trồng Thử Nghiệm Thành Công Một Loại Rau Rừng Phía Bắc

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.
“Hiện chúng tôi đã có kế hoạch triển khai mô hình trồng rau dây hương dưới tán rừng vì mô hình này khá phù hợp với điều kiện đất đai của Lâm Đồng" - ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, GĐ Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, cho biết.
Rau dây hương (còn gọi là rau hiến, dây bò khai) có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume thuộc họ dây hương (Elythropalaceae), là loài rau đặc sản với thành phần dinh dưỡng cao và từ lâu đã trở thành thức ăn quen thuộc của người dân miền núi phía Bắc (giống như ăn lá non và đọt su su).
Tại Lâm Đồng, bắt đầu từ tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình thực nghiệm trồng rau dây hương ở hai huyện Lâm Hà, Lạc Dương và TP Bảo Lộc.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm, cán bộ chuyên môn của Trung tâm cho rằng, dây hương là loại cây (rau) khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Lâm Đồng nên có thể triển khai trồng đại trà. Đây là hướng làm ăn mới cho nhà nông trồng rau đặc sản này dưới tán rừng.
Có thể bạn quan tâm

Dường như được thiên nhiên ưu ái, mảnh đất Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh cây ăn trái với nhiều loại trái cây thơm ngon mang đặc trưng Nam bộ, như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài, dâu…

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng tại đập phụ gần cửa xã nước hồ chứa Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc) với quy mô ban đầu là 100 m3 được chia làm hai lồng với tổng kinh phí đầu tư 54 triệu đồng.

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (Tuy Phước) hàng chục diêm dân đang mải miết lao động, người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

Trong vụ nuôi tôm biển năm 2014, tại xã An Đức (Ba Tri - Bến Tre), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cùng với doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh đồng phối hợp thực hiện liên kết xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh (ấp Giồng Xoài - An Đức), với quy mô 100ha, trong đó có 65ha mặt nước, gần 150 hộ tham gia.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; do nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể và dịch bệnh cá bùng phát.