Lâm Đồng Trồng Thử Nghiệm Thành Công Một Loại Rau Rừng Phía Bắc

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.
“Hiện chúng tôi đã có kế hoạch triển khai mô hình trồng rau dây hương dưới tán rừng vì mô hình này khá phù hợp với điều kiện đất đai của Lâm Đồng" - ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, GĐ Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, cho biết.
Rau dây hương (còn gọi là rau hiến, dây bò khai) có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume thuộc họ dây hương (Elythropalaceae), là loài rau đặc sản với thành phần dinh dưỡng cao và từ lâu đã trở thành thức ăn quen thuộc của người dân miền núi phía Bắc (giống như ăn lá non và đọt su su).
Tại Lâm Đồng, bắt đầu từ tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình thực nghiệm trồng rau dây hương ở hai huyện Lâm Hà, Lạc Dương và TP Bảo Lộc.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm, cán bộ chuyên môn của Trung tâm cho rằng, dây hương là loại cây (rau) khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Lâm Đồng nên có thể triển khai trồng đại trà. Đây là hướng làm ăn mới cho nhà nông trồng rau đặc sản này dưới tán rừng.
Có thể bạn quan tâm

Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé trong Dự án Nescafé Plan, đã có hơn 21.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt chứng nhận bền vững (theo bộ quy tắc 4C) trong 5 năm qua.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen thảo dược quý, phát triển vùng rau an toàn, nông sản sạch, cung ứng sản phẩm rau củ sấy khô,... là mục tiêu phát triển và những hoạt động đáng chú ý của công ty CP VietRAP Đầu tư Thương mại.

Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, theo đó đến nay sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ đạt khoảng 11.000 tấn.

Một nghiên cứu mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) vừa được công bố nêu rõ: Cần thành lập một cơ quan chuyên trách và có Luật Bảo hiểm nông nghiệp để làm cơ sở cho loại hình này phát triển.

Một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang có thực trạng nông dân sử dụng tân dược (thuốc Tây) phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngành thú y khuyến cáo không nên dùng.