Lâm Đồng siết chặt quản lý khoai tây Trung Quốc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, vừa ký văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi gian lận thương mại đối với loại nông sản khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây Trung Quốc nhập vào tỉnh Lâm Đồng. Xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Đà Lạt và các địa phương lân cận để có hình thức xử lý nghiêm theo quy định.
Áp dụng biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi gian lận thương mại bán khoai tây Trung Quốc dưới mác khoai tây Đà Lạt tại các chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Yêu cầu Sở NN&PTNT Lâm Đồng tăng cường công tác lấy mẫu phân tích, xác định dư lượng hóa chất đối với các loại nông sản, đặc biệt là khoai tây Trung Quốc.
Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Công thương Lâm Đồng nhận dạng khoai tây Trung Quốc với khoai tây Đà Lạt, gửi thông báo tới các chợ đầu mối nông sản tại Đà Lạt và TP. HCM, nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn sản phẩm để tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, thành Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TPHCM, Tiền Giang và Cà Mau. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng là 1.843ha và diện tích bị thiệt hại do hội chứng gan tụy cấp là 2.797ha. Địa phương có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau.

Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.

Hiện nay, có 5 doanh nghiệp được tỉnh Bạc Liêu cho thuê đất nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 397 ha. Các doanh nghiệp này thuê đất chủ yếu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của mình.

Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự (xóm Táo, Mão Điền, Thuận Thành - Bắc Ninh) lại có đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được chăm lo bảo tồn. Nhiều năm nay, ông Tự đã trở thành nhà cung cấp gà giống có uy tín trong vùng.

Do chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.