Lâm Đồng siết chặt quản lý khoai tây Trung Quốc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, vừa ký văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi gian lận thương mại đối với loại nông sản khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây Trung Quốc nhập vào tỉnh Lâm Đồng. Xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Đà Lạt và các địa phương lân cận để có hình thức xử lý nghiêm theo quy định.
Áp dụng biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi gian lận thương mại bán khoai tây Trung Quốc dưới mác khoai tây Đà Lạt tại các chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Yêu cầu Sở NN&PTNT Lâm Đồng tăng cường công tác lấy mẫu phân tích, xác định dư lượng hóa chất đối với các loại nông sản, đặc biệt là khoai tây Trung Quốc.
Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Công thương Lâm Đồng nhận dạng khoai tây Trung Quốc với khoai tây Đà Lạt, gửi thông báo tới các chợ đầu mối nông sản tại Đà Lạt và TP. HCM, nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn sản phẩm để tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, với tốc độ xuất khẩu như hiện tại, khả năng thu về 2 tỉ USD từ xuất khẩu trái cây, rau quả trong năm 2015 nằm trong tầm tay.

Trong thời gian qua, bệnh “chổi rồng” trên nhãn, đốm nâu trên thanh long, vàng lá trên cây có múi luôn là nỗi ám ảnh đối với người trồng cây ăn trái.

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Từ những kết quả của mô hình trồng thử nghiệm do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai vào năm 2007, cây cam Xã Đoài hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vùng gò đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị là vùng chuyên canh cây cam tập trung lớn nhất tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích hơn 10 ha.