Lâm Đồng Sản Xuất Cà Phê 3 Phải, 3 Giảm, 3 Tăng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) cho biết, tuy đã được nông dân và các doanh nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất theo hướng bền vững theo các tiêu chuẩn 4C, Utz… với diện tích khoảng 40.000m2, nhưng năng suất cà phê bình quân cũng như chất lượng cà phê của tỉnh hiện vẫn còn rất thấp so với tiềm năng.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê - loại cây hiện chiếm tới 44% giá trị sản xuất hàng năm của toàn ngành nông nghiệp tỉnh - cùng với thực hiện Chương trình Tái canh cà phê, việc áp dụng biện pháp “3 phải, 3 giảm, 3 tăng” (3 phải: phải sử dụng giống cà phê có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh; phải trồng cây che bóng cho cà phê; phải thu hoạch khi quả đúng độ chín; 3 giảm: giảm phân bón, giảm nước tưới và giảm thuốc bảo vệ thực vật; 3 tăng: tăng chất lượng, tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê) vào thâm canh cà phê cần được các địa phương quan tâm hơn.
Có thể bạn quan tâm

Chiều qua 21.8, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y huyện Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày tích cực hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị và triển khai vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên diện rộng, đến nay 22 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành) đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.

Công tác tập huấn thường xuyên vẫn được chú trọng, đặc biệt là vào mùa vụ chính; tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu do không chiêu sinh được nông dân vì không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn nên người dân không tham gia tập huấn, ảnh hưởng đến kết quả vùng nuôi tôm của tỉnh.

Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.