Lâm Đồng Ra Mắt Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Bò Sinh Sản

Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.
Bên cạnh đó, Trung ương Hội còn cấp cho mỗi hộ thành viên tổ hợp tác bình quân 2,1 triệu đồng để mua nguyên vật liệu xây dựng hố ủ phân bảo vệ môi trường. Tổng kinh phí bước đầu xây dựng mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản tại thị trấn Đạm Ri là 150 triệu đồng từ Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -2015".
Sau khi ra mắt mô hình, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai tổ chức lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho các thành viên của tổ.
Đây là mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản đầu tiên trong hội viên phụ nữ Lâm Đồng nhằm nâng cao tính liên kết của 30 thành viên trong sản xuất, phấn đấu mức thu nhập của mỗi thành viên trong tổ hợp tác tăng 30% - 40% so với mức ban đầu. Khi bò sinh sản, bê con được giao cho thành viên khác để nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Được đánh giá là không thua kém về mẫu mã, chất lượng so với vùng có sản phẩm nổi tiếng như Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai), cây ớt hàng hóa tại Sa Pa đang được coi là hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị cao.

Tính đến ngày 29/7/2015, diện tích lúa Hè Thu của An Giang đã thu hoạch được trên 120 ngàn ha, chiếm trên 52% diện tích xuống giống.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết, PVFCCo vừa phối hợp với Cục Trồng trọt và Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tổ chức hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ tiên tiến Nhật Bản” tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho hơn 100 cán bộ nông nghiệp, nông dân giỏi trên toàn quốc.

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy trên 42.800 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những địa phương có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, chủ động tháo rửa mặn ngay đầu vụ và giữ ngọt đến cuối vụ. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở huyện Thới Bình, U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.

Theo Đề án “Quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020”, An Giang dự kiến diện tích nuôi đạt 1.430 ha, tập trung tại các huyện: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân…