Lâm Đồng Ra Mắt Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Bò Sinh Sản

Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.
Bên cạnh đó, Trung ương Hội còn cấp cho mỗi hộ thành viên tổ hợp tác bình quân 2,1 triệu đồng để mua nguyên vật liệu xây dựng hố ủ phân bảo vệ môi trường. Tổng kinh phí bước đầu xây dựng mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản tại thị trấn Đạm Ri là 150 triệu đồng từ Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -2015".
Sau khi ra mắt mô hình, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai tổ chức lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho các thành viên của tổ.
Đây là mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản đầu tiên trong hội viên phụ nữ Lâm Đồng nhằm nâng cao tính liên kết của 30 thành viên trong sản xuất, phấn đấu mức thu nhập của mỗi thành viên trong tổ hợp tác tăng 30% - 40% so với mức ban đầu. Khi bò sinh sản, bê con được giao cho thành viên khác để nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, cho biết thành công của mô hình là nhờ yếu tố quản lý sản xuất thống nhất trên một diện rộng, cộng với đầu tư khoa học kỹ thuật đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng được năng suất và giá trị.

Những năm qua, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ người trồng cam Hàm Yên với nhiều chương trình bán hàng tăng cường, giúp người trồng cam gia tăng tiêu thụ sản phẩm qua kênh siêu thị. Cụ thể, năm 2013, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được 350 tấn cam trên các siêu thị thuộc khu vực miền Bắc và Trung.

Phát triển cây thanh long của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn các huyện trồng thanh long, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.

Năm 1989, 10 anh em của anh Tài góp vốn đóng tàu 200 CV. Sau 4 năm khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa, các anh lại góp vốn đóng thêm chiếc tàu 400CV. Hiện tàu này cũng đang hoạt động ở Trường Sa. Trong năm nay, khi biết Nhà nước có chủ trương cho vay đóng tàu trên 400CV, các anh bàn nhau lập dự án vay đóng tàu 700CV.